Hòn Kẽm Đá Dừng là một nơi phong cảnh sơn thủy hữu tình nằm ở thượng nguồn sông Thu Bồn. Tại khu vực này dòng sông trôi hiền hòa, miệt mài, len lỏi giữa hai dãy núi với những vách đá sừng sững oai nghiêm, hình thù kỳ dị, liêu xiêu, cây dại ken dày, khỉ sống thành đàn, chiều chiều ra sông tắm nắng, tạo nên cảnh quan thơ mộng và trữ tình.

Hòn Kẽm Đá Dừng luôn là hình ảnh không thể quên với những người con Quảng Nam
Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng,
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi.
Thương cha nhớ mẹ thì về,
Nhượng bằng thương kiễng nhớ quê thì đừng.
Sự cuốn hút của Hòn Kẽm Đá Dừng không chỉ thể hiện bởi cảnh quan sông núi hữu tình mà còn là những ruộng bắp trải dài theo những bãi cát bồi triền sông. Nếu may mắn đi vào trời nắng đẹp và bất ngờ có những cơn mưa núi, bạn có thể thấy được cảnh “mưa đuổi” vô cùng thú vị.

Non nước hữu tình tại danh thắng này
Nằm ở vùng Tây Quế Sơn, mảnh đất còn lưu nhiều dấu tích của nền văn hoá Sa Huỳnh và Champa, Hòn Kẽm Ðá Dừng cũng như ngay cả con sông Thu Bồn chứa đầy truyền thuyết. Ngày xưa nơi này có tên là sông Thiêng, từ Hòn Kẽm xuôi về biển Cửa Ðại dọc theo dòng sông có khoảng trên dưới vài chục nơi thờ cúng Thiên Y Ana – nữ thần Champa. Ngay khúc sông này, đến bây giờ vẫn còn lồ lộ phiến đá ặng hàng mấy chục tấn, đứng sừng sững soi mình xuống dòng sông Thu Bồn, mang những dòng chữ Chăm khắc chạm tỉ mỉ . Rồi sẽ có nhiều cách giải thích khách nhau về sự hiện hữu của những dòng chữ bí ẩn kia, nhưng liệu giữa việc tường minh hoá nội dung ấy và việc cứ giữ đó lớp khói sương huyền hoặc, giữa nhận thức lý tính của khoa học và những xúc cảm mỹ học… cái nào sẽ cần thiết hơn! Ðôi khi đó cũng là chuyện đáng giữ của chúng ta.

Không gian yên bình tại Hòn Kẽm Đá Dừng
Về với Hòn Kẽm, du khác sẽ được thưởng thức hương vụ của gà Đèo Le, một đặc sản của vùng núi Nông Sơn. Gà Đèo Le tương tự gà tre dưới xuôi, nhưng vì sống trên núi nên nhỏ hơn, thịt chắc và có mùi vị thơm ngon rất đặc trưng. Gà Đèo Le luộc, hấp, nấu cháo, rang đều rất thơm ngon, nhưng hấp dẫn nhất vẫn là món cháo.
Bây giờ đến Hòn Kẽm Ðá Dừng, người xuôi có thể đi theo hai cách. Một là cứ men theo sông Thu Bồn ngược lên, nếu tính từ nơi sông gặp biển thường phải mất một ngày đường, sáng đi chiều tới. Cách thứ hai là từ tỉnh lộ 105 đi qua địa phận huyện Quế Sơn, vượt đèo Le đến Trung Phước, và từ bến Trung Phước đi ghe vượt sông độ vài giờ nữa… Khách tham quan thường tìm về Hòn Kẽm vào những đêm trăng mùa hè. Mùa ấy dòng sông hiền lành, mềm mại như một dải lụa sáng láng dưới trăng quê.
Nếu lựa chọn một cuộc đi như thế, du khách sẽ thường bắt đầu từ dưới chân núi Cà Tang vào khoảng 4-5 giờ chiều. Lúc ấy cả dòng sông đã dậy gió nồm nam, chân ngọn Cà Tang dần khuất vào bóng chiều, còn đỉnh thì rực ên trong nắng. Cuộc khởi hành bắt đầu trong nắng như thế và có cả gió nhẹ ở trên cao. Nhưng chỉ một lát sau ngày và đêm đã bắt đầu giao thoa, các làng xóm ven sông hắt những bóng đen lên nền trời, du khách sẽ bắt đầu có cảm giác như đi lạc vào trong huyền thoại; huyền thoại của những đêm trăng “yên ba giang thượng” đầy những ấn tượng khó quên trong đời.
Nguồn: ST và biên soạn
Liên kết hữu ích
Đau mắt kiêng ăn gì? Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ? Chấn thương tuỷ sống Sản phẩm “gốc thực vật”: Xu hướng tất yếu để bảo vệ sức khỏe Chi tiết lịch tiêm chủng vacxin 6 trong 1 cho bé Mù thoáng qua - mù tạm thời Mua nấm lim xanh ở đâu uy tín chuẩn tác dụng của nấm lim rừng?