Bệnh ung thư với nguyên nhân và triệu chứng bệnh ung thư. Viện Y

Bệnh ung thư là gì? Nguyên nhân và triệu chứng bệnh ung thư. Có những loại ung thư nào? Bệnh ung thư có mấy giai đoạn? Ung thư ở trẻ em và phụ nữ mang thai. Xác định mục tiêu và liệu trình điều trị ung thư. Nấm lim xanh hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.

Bệnh ung thư là gì? Đây là một căn bệnh nguy hiểm và rất phổ biến hiện nay. Trên thị trường vẫn chưa có thuốc đặc trị “căn bệnh thế kỷ” này; nhưng số người mắc ung thư thì cứ tăng dần theo thời gian. Bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa, chủ yếu là do tác động từ môi trường bên ngoài; số còn lại là do di truyền. Ung thư không chỉ gây đau đớn cho người bệnh mà còn gây rất nhiều hệ lụy khác. Vậy ung thư là gì và những vấn đề xung quanh căn bệnh nguy hiểm này ra sao? Dưới đây là những thông tin liên quan để độc giả tham khảo.

Bệnh ung thư là gì?

Bệnh ung thư là gì? Ung thư là một bệnh của các tế bào. Tế bào là những đơn vị cấu trúc cơ bản của cơ thể. Cơ thể chúng ta liên tục sản xuất ra các tế bào để giúp chúng ta phát triển. Tế bào mới sẽ thay thế những tế bào đã chết; hoặc hàn gắn lại những tế bào bị tổn thương sau một chấn thương. Các gen nào đó kiểm soát quá trình này và gây tổn hại những gen này dẫn đến các bệnh ung thư. Sự tổn hại này thường xảy ra trong cuộc đời con người. Hoặc có thể do di truyền, thừa hưởng những gen này từ cha mẹ. Bình thường thì các tế bào phát triển và nhân lên theo một trình tự. Tuy nhiên, những gen đã bị tổn hại có thể phát triển không bình thường. Chúng có thể phát triển thành những khối gọi là u/bướu. U/bướu này có hai loại:

  • Khối u có thể lành tính (không phải ung thư).
    • Không xâm lấn vào các cơ quan trong cơ thể.
    • Không xâm lấn vào các mô xung quanh cơ thể.
  • Khối u ác tính (ung thư).
    • Nếu được điều trị sẽ phát triển giới hạn trong khu vực ban đầu.
    • Nếu không được điều trị sẽ xâm lấn ra ngoài phạm vi ban đầu.
    • Nó sẽ xâm lấn vào những mô xung quanh, thành ung thư xâm lấn.

Một số u lành tính là tiền ung thư, có thể tiến triển thành ung thư nếu không được điều trị. Nhưng đa số u lành tính không phát triển thành ung thư. Ung thư không chỉ là một bệnh mà là nhiều bệnh. Có hơn 100 loại ung thư khác nhau.

Bệnh ung thư là một căn bệnh rất nguy hiểm. Đến nay, trên thế giới vẫn chưa có thuốc để chữa được căn bệnh này. Để một bệnh ung thư phát triển to hơn đầu đinh ghim; nó sẽ phải phát triển trong chính mạch máu của nó. Đôi khi các tế bào tách khỏi khối ung thư ban đầu; xuôi theo dòng bạch huyết hoặc theo dòng máu để tới những cơ quan khác của cơ thể. Khi những tế bào này tới vùng mới, chúng sẽ phát triển và tạo ra một khối u tại đó. Cái này gọi là ung thư thứ phát hay di căn.

Bệnh ung thư là gì?

Bệnh ung thư là gì?


Bệnh ung thư là gì?

Xem thêm: https://dantri.com.vn/suc-khoe/ung-thu-dang-so-nhu-the-nao-20160621100407854.htm

Nguyên nhân bệnh ung thư

Nguyên nhân bệnh ung thư là gì? Ung thư xuất phát từ một tế bào đơn lẻ, đơn vị cơ bản của sự sống. Sự chuyển dạng từ một tế bào bình thường thành một tế bào ung thư là một quá trình nhiều giai đoạn. Hành trình từ một tổn thương tiền ung thư đến khối u ác tính. Đó là kết quả của sự tương tác giữa yếu tố di truyền với ba loại tác nhân bên ngoài. Cụ thể là:

  • Các tác nhân sinh ung vật lý, như:
    • Tia cực tím.
    • Bức xạ Ion hóa.
  • Các tác nhân sinh ung hóa học, như:
    • A-mi-ăng (Asbestos).
    • Các thành phần của khói thuốc lá.
    • Aflatoxin (một chất nhiễm bẩn thức ăn).
    • Arsenic (một chất nhiễm bẩn nước uống).
  • Các tác nhân sinh ung sinh học, như:
    • Nhiễm trùng một số virus.
    • Nhiễm trùng vi khuẩn.
    • Nhiễm trùng ký sinh trùng.

Nguyên nhân gây ung thư là sự sai hỏng của ADN. Từ đó tạo nên đột biến ở các gen thiết yếu; nó điều khiển quá trình phân bào và các cơ chế khác. Một hoặc nhiều đột biến được tích lũy lại sẽ gây ra sự tăng sinh không kiểm soát. Sau đó sẽ tạo thành khối u.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư đa số mọi người đều không thể ngờ đến đó là:

  • Tiêu thụ nhiều đường:
    • Đây có thể là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư vú.
    • Lượng đường thừa sẽ gây viêm, tăng các khối ung thư trong cơ thể.
  • Đồ uống nóng:
    • Có thể dẫn đến những thay đổi bất thường ở cổ họng, thực quản.
    • Từ đó gây ra ung thư.
  • Thịt chế biến:
    • Tiêu thụ thịt chế biến nhiều có thể dẫn đến ung thư ruột kết.
  • Uống rượu quá nhiều:
    • Rượu có thể tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.
    • Từ đó dẫn đến bệnh ung thư.
  • Thuốc bổ sung Vitamin:
    • Chúng kích thích sự tăng trưởng các tế bào ung thư trong cơ thể.
    • Vì vậy, nên kiểm tra sức khỏe sau khi dùng liều lượng đầu tiên.
  • Son môi:
    • Son môi có chứa hóa chất độc hại.
    • Nếu nuốt vào cơ thể sẽ có nguy cơ bị ung thư.
  • Chai nhựa:
    • Uống nước trong chai nhựa thường xuyên có thể gây ung thư.
    • Vì chúng chứa các tác nhân gây ung thư như Bisphenol A (BPA).

Nguyên nhân của bệnh ung thư đã được xác nhận. Khoảng 30% trường hợp ung thư có thể phòng tránh được bằng cách lựa chọn một số lối sống lành mạnh. Không những biện pháp này chống được ung thư; mà nó còn cho cảm giác khỏe hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Nguyên nhân bệnh ung thư

Nguyên nhân bệnh ung thư

Xem thêm: https://vtv.vn/suc-khoe/12-nguyen-nhan-gay-ung-thu-da-day-duoc-cac-chuyen-gia-canh-bao-20191001171937555.htm

Các loại ung thư

Các loại ung thư phổ biến là gì? Các tế bào ung thư trong một khối u đều xuất phát từ một tế bào duy nhất phân chia mà thành. Do đó, bệnh ung thư được phân loại theo loại tế bào khởi phát và vị trí của tế bào.

Ung thư có khối u đặc:

Khối u đặc là một khối bao gồm các tế bào phát triển bất thường. Ví dụ như các ung thư của các vùng: phổi, dạ dày, thực quản, thận, trực tràng, đại tràng,…

Các bệnh nhân có các loại khối u này thường bị sụt cân trong suốt tiến trình mắc bệnh. Sụt cân thường là triệu chứng đầu tiên khiến họ đi khám bác sĩ. Các bệnh ung thư vú, tuyến tiền liệt, buồng trứng và tử cung cũng đưa đến các khối u đặc. Những người mắc các loại ung thư này thường bị sụt cân trong các giai đoạn trễ của bệnh.

Ung thư máu:

  • Ung thư xảy ra trong máu không hình thành các khối u đặc.
  • Chúng tạo ra một sự gia tăng bất thường ở một số loại tế bào.
  • Chúng phát tán khắp các mạch máu, hạch bạch huyết hay tủy xương.

Ví dụ ở bệnh bạch cầu. Bệnh này khiến cơ thể sản sinh một số lượng các tế bào bạch cầu nhiều một cách bất thường. Đôi khi, thuật ngữ khối u lỏng cũng được sử dụng trong bệnh bạch cầu. Nó dùng để ám chỉ số lượng gia tăng của các tế bào tuần hoàn bất thường. Các khối u hạch bạch huyết được xem là các ung thư máu; mặc dù chúng có thể hiện diện như một thể khối rõ ràng.

Bệnh ung thư có thể được nhóm lại trong các phân loại lớn hơn:

Carcinoma (Ung thư biểu mô): là ung thư bắt nguồn trong da; trong các mô lót, phủ các cơ quan bên trong. Ví dụ như:

  • Ung thư da.
  • Ung thư cổ tử cung.
  • Ung thư hậu môn.
  • Ung thư thực quản.
  • Ung thư gan.
  • Ung thư thanh quản.
  • Ung thư thận.
  • Ung thư dạ dày.
  • Ung thư tinh hoàn.
  • Ung thư tuyến giáp.

Sarcoma (Ung thư mô liên kết): là ung thư bắt nguồn trong:

  • Xương.
  • Sụn.
  • Mỡ.
  • Cơ.
  • Mạch máu.
  • Hoặc các mô liên kết khác.

Leukemia:

  • Bệnh bạch cầu hay bệnh máu trắng.
  • Là ung thư bắt nguồn trong mô tạo máu như tủy xương.
  • Chúng sản xuất ra một số lượng lớn các tế bào máu bất thường.

Lymphoma và myeloma (u lympho bào, u tủy):

  • Là ung thư bắt nguồn trong các tế bào của hệ miễn dịch.

Ung thư hệ thần kinh trung ương:

  • Là ung thư bắt nguồn trong các mô não và tủy sống.

Những loại ung thư kể trên rất phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Ung thư là một bệnh không lây. Nó không thể lây truyền cho người khác như cảm lạnh hay cúm.

Các loại ung thư

Các loại ung thư

Triệu chứng của bệnh ung thư

Triệu chứng của bệnh ung thư là gì? Ung thư có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng phụ thuộc vào vị trí, đặc điểm và khả năng di căn của khối u. Nếu không được chữa trị sớm, hầu hết các loại ung thư có thể gây tử vong. Dưới đây là một số biểu hiện tiêu biểu:

Sự thay đổi của da:

  • Trên da xuất hiện một đốm nhỏ.
  • Chúng có thể thay đổi kích thước, hình dạng, màu sắc. .
  • Đốm đó nhìn không giống vết tàn nhang, mụn ruồi,…
  • Đó có thể là dấu diệu của ung thư da.

Ho khan dai dẳng:

  • Nếu không hút thuốc, ho khan kéo dài có thể là dấu hiệu của ung thư.
  • Bác sĩ có thể làm xét nghiệm đàm hoặc chụp X-ray ngực.
  • Các xét nghiệm đó để tầm soát ung thư phổi.

Những thay đổi trên ngực:

  • Hầu như những thay đổi trên ngực không phải là dấu hiệu ung thư.
  • Nhưng sự thay đổi núm vú, đau ngực,… là những triệu chứng nguy hiểm.
  • Bác sĩ có thể chụp nhũ ảnh, MRI hoặc làm sinh thiết.

Triệu chứng đầy bụng:

  • Đầy bụng ở người nữ có thể là dấu hiệu ung thư buồng trứng.
  • Bác sĩ có thể khám phụ khoa để kiểm tra nguyên nhân.

Xuất hiện hạch sưng là dấu hiệu của:

  • Ung thư hệ bạch huyết.
  • Ung thư bạch cầu ác tính.

Triệu chứng khó nuốt: việc nuốt khó có thể là dấu hiệu của:

  • Ung thư họng.
  • Ung thư thực quản.

Các vấn đề ở miệng:

  • Nổi đẹn màu trắng hoặc màu đỏ không tự hết sau vài tuần.
  • Đặc biệt là bạn có hút thuốc.
  • Dấu hiệu này có thể là dấu hiệu của ung thư khoan miệng.
  • Có khối u ở cằm.
  • Gặp khó khăn trong cử động hàm.
  • Bị đau ở miệng.

Sụt cân nhiều: đây có thể là dấu hiệu đầu tiên của:

  • Ung thư tuyến tụy.
  • Ung thư bao tử.
  • Ung thư thực quản.
  • Ung thư phổi.

Bị sốt: sốt không rõ nguyên nhân là biểu hiện của:

  • Ung thư máu.
  • Ung thư bạch cầu ác tín.
  • Ung thư hệ bạch huyết.

Triệu chứng ợ nóng, khó tiêu:

  • Đây có thể là dấu hiệu của ung thư bao tử.

Các dấu hiệu của bệnh ung thư không rõ ràng, chủ yếu là những biểu hiện thường gặp. Vậy nên mọi người thường chủ quan, thấy những triệu chứng đó nhưng lại không đi kiểm tra. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe của bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bên cạnh đó cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, lành mạnh.

Triệu chứng của bệnh ung thư

Triệu chứng của bệnh ung thư


Ung thư đại tràng: Triệu chứng và hướng điều trị | VTC

Xem thêm: https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/cac-loai-benh/ung-thu/diem-danh-10-dau-hieu-ung-thu-som-tren-co-the-564904.html

Các giai đoạn của bệnh ung thư

Các giai đoạn của bệnh ung thư là gì? Trong điều trị ung thư, giai đoạn thể hiện sự đánh giá về quá trình lây lan của bệnh. Biết rõ giai đoạn của bệnh sẽ hỗ trợ cho kế hoạch điều trị; đồng thời ước đoán tiên lượng sắp tới của người bệnh.

Các hệ thống xác định giai đoạn tiến triển ung thư; mô tả sự lan tràn và độ nặng của bệnh ung thư. Các quyết định điều trị tùy thuộc vào kết quả của việc xác định giai đoạn bệnh. Một hệ thống thường dùng để phân giai đoạn đối với các khối u đặc là hệ thống TNM.

Cụ thể, các giai đoạn là:

  • T tức là Tumor: để chỉ kích thước khối u.
  • N tức là Nodes hay hạch bạch huyết:
    • Xác định bệnh ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết chưa.
    • Hoặc đã lan thì đã lan xa đến mức nào.
  • M tức là Metastasis (di căn):
    • Mô tả ung thư đã lan đến các phần khác của cơ thể chưa.

Sau khi xác định TNM, các bác sĩ sẽ ấn định một con số từ 1-4. Con số càng nhỏ thì bệnh ung thư còn ở giai đoạn ít tiến triển và ít nghiêm trọng hơn.

Các giai đoạn tiến triển ung thư:

Giai đoạn 1:

  • Các bác sĩ thường gọi đây là ung thư giai đoạn đầu.
  • Tế bào ung thư mới xuất hiện, còn nhỏ, chưa lan rộng.
  • Người bệnh chưa có triệu chứng rõ ràng.
  • Nếu phát hiện ở giai đoạn này, khả năng chữa lành bệnh khoảng 80%.
  • Quá trình điều trị ở giai đoạn này thường không gây đau đớn.
  • Quá trình này cũng không gây ra quá nhiều tác dụng phụ.

Giai đoạn 2:

  • Các tế bào ung thư đã lớn và có dấu hiệu rõ ràng.
  • Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm vẫn chưa quá nghiêm trọng.
  • Nếu điều trị sớm và chuyên sâu, người bệnh có khả năng phục hồi.
  • Tỉ lệ bệnh ung thư được chữa khỏi ở giai đoạn này là 80%.
  • Ở Việt Nam tỉ lệ này chỉ khoảng 70%.

Giai đoạn 3:

  • Tế bào ung thư di chuyển, xâm nhập vào các mô, máu, bạch huyết.
  • Đây là giai đoạn hàng triệu tế bào, khối u ác tính được sản sinh.
  • Chúng lan truyền rộng rãi trong cơ thể.
  • Người bệnh có thể điều trị bằng hóa trị, xạ trị, hoặc phẫu thuật.

Giai đoạn 4:

  • Được gọi là “ung thư giai đoạn cuối”.
  • Ung thư được nhận biết, xác định và chẩn đoán cụ thể, rõ ràng.
  • Khả năng điều trị thành công và khỏi hoàn toàn lại rất thấp.
  • Điều đáng sợ nhất của ung thư giai đoạn cuối là ung thư di căn.

Do những thay đổi hóa học và vật lý trong cơ thể, người bệnh có xu hướng nhạy cảm. Người bệnh dễ gặp các vấn đề về tâm lý, cảm thấy tức giận, sợ hãi, bạo lực,…

Các giai đoạn ung thư là cách để bác sĩ xác nhận mức độ phát triển của tế bào. Điều này rất quan trọng, chúng có tính quyết định đến phương pháp điều trị và thời gian sống sót.

Các giai đoạn của bệnh ung thư

Các giai đoạn của bệnh ung thư


(VTC14)_Ung thư phát hiện giai đoạn cuối gây đau đớn gấp 10 lần

Bệnh ung thư ở trẻ em

Bệnh ung thư ở trẻ em diễn biến ra sao? Thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) cho thấy:

  • Thế giới có khoảng 250.000 trẻ em đang bị mắc bệnh ung thư.
  • Trong đó 50.000 trẻ được chẩn đoán có tỷ lệ sống sót là 80%.
  • 200.000 trẻ còn lại chỉ có khoảng 25% sống sót.

Bạch cầu là căn bệnh ung thư gặp nhiều nhất ở trẻ em, chủ yếu ở lứa tuổi từ 3-4 tuổi. Ngoài ra, có tới 23% tỷ lệ ung thư được chẩn đoán ở trẻ dưới 15 tuổi.

Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh ung thư khá cao; trong đó ung thư máu chiếm 30% trong các thể ung thư. Ung thư gây tử vong rất lớn; nhưng có tới 40% trường hợp mắc ung thư chữa khỏi nếu được phát hiện sớm.

Mặc dù các triệu chứng của bệnh ung thư tùy thuộc vào dạng bệnh, vị trí trong cơ thể. Nhưng 85% trẻ ung thư có dấu hiệu như sau:

  • Khối u hoặc sưng nề bất thường ở ổ bụng.
  • Sốt kéo dài không lý giải được.
  • Mệt mỏi, xanh xao, sút cân nhanh.
  • Đầu bị sưng nề.
  • Xuất hiện vệt sáng trắng ở mắt.
  • Dễ xuất hiện vết bầm tím và chảy máu không lý giải được.
  • Đau kéo dài không lý giải được, đau đầu kèm theo nôn.
  • Thay đổi đột ngột khả năng thăng bằng.
  • Thay đổi đột ngột hành vi.

Bệnh ung thư ở trẻ em có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nhiều trẻ khi nhập viện đã ở trong giai đoạn muộn; nên tỷ lệ tử vong do ung thư ở trẻ em vẫn còn cao. Vì thế, việc nhận biết các triệu chứng của bệnh để đưa trẻ em đi điều trị rất quan trọng.

Bệnh ung thư ở trẻ em

Bệnh ung thư ở trẻ em

Tên gọi Bệnh ung thư.
Nguyên nhân Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư.
Phân loại Các loại bệnh ung thư hiện nay.
Triệu chứng Triệu chứng của bệnh ung thư.
Giai đoạn Các giai đoạn của bệnh ung thư.
Đối tượng Đối tượng có nguy cơ mắc ung thư cao.
Điều trị Các phương pháp điều trị bệnh ung thư.

Bệnh ung thư khi mang thai

Bệnh ung thư khi mang thai không thường gặp. Nếu không may xảy ra thì là một tình huống phức tạp đối với cả thai phụ và bác sĩ. Ung thư hiếm khi gây ảnh hưởng trực tiếp lên sự phát triển của thai nhi. Nhưng phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư là điều rất phức tạp.

Những loại ung thư thường gặp khi mang thai:

  • Ung thư vú.
  • Ung thư cổ tử cung.
  • Ung thư tuyến giáp.
  • U lympho Hodgkin.
  • U lympho không Hodgkin.
  • Ung thư hắc tố.
  • U nguyên bào nuôi do thai nghén.

Phương pháp chẩn đoán ung thư khi mang thai:

  • Chụp X quang:
    • Chụp X quang chẩn đoán là ít gây hại tới thai nhi.
    • Nên dùng tấm chắn bằng chì để bảo vệ vùng bụng khi chụp.
  • Chụp cắt lớp vi tính (Computed tomography scan – CT):
    • Chụp cắt lớp vi tính cũng tương tự như chụp X quang.
    • Nhưng có độ chính xác cao hơn nhiều.
    • Có thể phát hiện ung thư cũng như phát hiện vị trí di căn.
    • Thai phụ có thể mang tấm chắn bằng chì để bảo vệ vùng bụng.
  • Chụp cắt lớp vi tính vùng bụng, chậu hông chỉ được tiến hành khi:
    • Thật sự cần thiết.
    • Có chỉ định từ bác sĩ.
  • Các xét nghiệm khác:
    • Chụp cộng hưởng từ (Magnetic resonance imaging – MRI).
    • Siêu âm và giải phẫu bệnh.

Các phương pháp điều trị có thể sử dụng trong thai kỳ:

  • Phẫu thuật:
    • Bác sĩ sẽ loại bỏ khối u và một số mô lành xung quanh.
    • Phương pháp này có rất ít nguy cơ với thai nhi.
    • Đây là cách điều trị an toàn nhất ở mọi giai đoạn thai kỳ.
  • Hóa trị:
    • Bác sĩ sử dụng hóa trị để tiêu diệt các tế bào ác tính.
    • Nhưng sẽ chỉ ở một số thời điểm nhất định của thai kỳ.

Bệnh ung thư trong thời kỳ mang khai rất phức tạp. Bản thân việc mang thai không có ảnh hưởng tới hiệu quả của việc điều trị ung thư. Nhưng nếu việc chẩn đoán và điều trị bị trì hoãn vì căn bệnh ung thư của thai phụ; thì ung thư có thể gây ra tác động lớn hơn. Điều đó dẫn tới tăng các nguy cơ có liên quan tới bệnh ung thư.

Bệnh ung thư khi mang thai

Bệnh ung thư khi mang thai

Xem thêm: https://suckhoedoisong.vn/phu-nu-mac-benh-ung-thu-man-tinh-co-nen-song-chet-mang-thai-bang-duoc-n158302.html

Mục tiêu điều trị bệnh ung thư

Mục tiêu điều trị bệnh ung thư là gì? Loại liệu pháp điều trị được lựa chọn sẽ tùy vào các mục tiêu mong muốn. Có 3 loại mục tiêu điều trị có thể có:

  • Chữa khỏi (Cure):
    • Việc điều trị được áp dụng để chữa lành bệnh ung thư.
    • Có nghĩa là khối u sẽ biến mất và không tái phát.
  • Kiểm soát (Control):
    • Nếu không thể chữa khỏi, thì mục tiêu điều trị là kiểm soát được bệnh.
    • Là việc ngăn không cho bệnh ung thư tiến triển và lan ra.
    • Nhằm kéo dài cuộc sống và cung cấp chất lượng sống tốt nhất.
  • Giảm nhẹ (Palliation):
    • Khi không thể chữa khỏi hay kiểm soát bệnh ở giai đoạn tiến triển.
    • Mục tiêu lúc này là điều trị để giảm nhẹ các triệu chứng.
    • Loại liệu pháp này còn được gọi là sự chăm sóc sau cùng.
    • Hoặc sự chăm sóc dành cho người hấp hối (Hospice care).

Mục đích trong điều trị bệnh ung thư đều hướng tới cải thiện chất lượng cuộc sống. Các mục tiêu điều trị ung thư tùy thuộc vào thể trạng bệnh nhân; nhưng chất lượng cuộc sống là yếu tố quan trọng nhất ở tất cả các giai đoạn.

Mục tiêu điều trị bệnh ung thư

Mục tiêu điều trị bệnh ung thư

Các liệu trình điều trị ung thư

Các liệu pháp điều trị ung thư có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với nhau. Loại điều trị tùy thuộc vào vị trí ung thư, mức độ lan, tuổi và tổng trạng sức khỏe của bệnh nhân. Các chọn lựa điều trị và các mục tiêu cho việc điều trị sẵn có. Các loại điều trị phổ biến nhất là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

  • Phương pháp phẫu thuật: chủ yếu đối với đa phần các khối u đặc.
  • Phương pháp xạ trị:
    • Trong xạ trị, một chùm tia phóng xạ được nhắm vào vị trí của khối u.
    • Vị trí của khối u bị bắn phá bằng phóng xạ trong thời gian vài phút.
    • Liệu trình thường kéo dài liên tục trong vài tuần.
    • Mục tiêu là phá hỏng DNA của các tế bào thuộc khối u.
  • Phương pháp hóa trị:
    • Hóa trị liên quan đến việc sử dụng các thuốc chống ung thư.
    • Hủy diệt tế bào ung thư bằng cách làm tổn hại DNA của chúng.
    • Tiếp nhận các thuốc hóa trị qua đường uống hoặc truyền qua tĩnh mạch.
    • Bệnh nhân có thể phải điều trị hàng tuần hay hàng tháng.
    • Hóa trị là điều trị toàn thân.
    • Nó tác động đến toàn bộ các tế bào đang phát triển nhanh.
    • Có thể xuất hiện tác dụng phụ, như: rụng tóc, tiêu chảy,…
  • Điều trị kết hợp:
    • Kết hợp phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.
    • Ví dụ, xạ trị có thể được sử dụng trước để làm thu nhỏ khối u.
    • Sau đó, bác sĩ dễ dàng hơn trong việc phẫu thuật cắt bỏ nó.
  • Y học hỗ trợ và thay thế (Complementary and Alternative Medicine – CAM)
    • CAM là sự áp dụng y học cổ truyền.
    • Đó là các thực hành về sức khỏe, phương pháp, kiến thức, niềm tin.
    • Kết hợp với các loại thuốc dựa vào cây cỏ, động vật, khoáng chất.
    • Cùng với các liệu pháp tinh thần, các kỹ thuật, luyện tập tay chân.
    • Tất cả được áp dụng để điều trị, ngăn ngừa, duy trì sức khỏe.

Những liệu trình chữa trị bệnh ung thư nên được kết hợp với nhau để tăng hiệu quả. Đặc biệt, tinh thần và cảm xúc của người bệnh là yếu tố quan trọng nhất. Nên giữ cho bệnh nhân luôn lạc quan, vui vẻ thì điều trị sẽ cho kết quả cao hơn.

Các liệu trình điều trị ung thư

Các liệu trình điều trị ung thư

Xem thêm: https://vtv.vn/benh-vien-online/tim-hieu-ve-phuong-phap-hoa-tri-ung-thu-20180427111516254.htm

Phòng chống bệnh ung thư

Phòng chống bệnh ung thư bằng cách nào? Một lối sống lành mạnh và sinh hoạt khoa học sẽ là cách đơn giản và hiệu quả nhất. Cụ thể, những điều sau đây có thể hỗ trợ ngăn ngừa ung thư:

  • Ngừng hút thuốc lá, bởi hút thuốc lá có thể gây ra:
    • Ung thư như phổi.
    • Ung thư hầu họng.
    • Ung thư tụy.
    • Ung thư bàng quang.
    • Ung thư cổ tử cung.
    • Ung thư thận.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây.
  • Ăn ít thịt đỏ.
  • Duy trì cân nặng lý tưởng, bởi giữ cân nặng có thể làm giảm bệnh:
    • Ung thư như vú.
    • Ung thư tiền liệt tuyến.
    • Ung thư phổi.
    • Ung thư đại trực tràng.
    • Ung thư thận.
  • Tránh nắng, bảo vệ da.
  • Khám sức khỏe định kỳ.

Ngăn ngừa bệnh ung thư hiện nay có nhiều cách. Chìa khóa trong việc chữa khỏi ung thư là việc phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm. Khi ấy tế bào bất thường còn khu trú tại chỗ. Vì thế, mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ; thực hiện các xét nghiệm tầm soát phù hợp theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt là trong trường hợp gia đình có người bị ung thư.

Phòng chống bệnh ung thư

Phòng chống bệnh ung thư

Nấm lim xanh hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Nấm lim xanh hỗ trợ điều trị bệnh ung thư như thế nào? Đó là vấn đề nhiều người thắc mắc, bởi ung thư là căn bệnh không hiếm gặp hiện nay. Các phương pháp điều trị ung thư chủ yếu là phẫu thuật nếu đang ở giai đoạn đầu. Còn khi ung thư đã di căn thường dùng những liệu trình khiến bệnh nhân đau đớn, mệt mỏi. Vậy nấm lim xanh hỗ trợ điều trị căn bệnh nguy hiểm này như thế nào? Cụ thể, cơ chế của nấm lim xanh đối với bệnh ung thư như sau:

  • Germanium giúp tăng cường miễn dịch, thúc đẩy sản sinh tế bào hồng cầu.
  • Beta và Hero-beta-glucans kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động.
  • Adenosine hạn chế các cơn đau do điều trị bằng xạ trị, hóa trị.
  • Ling Zhi-8 protein chống dị ứng, giảm thiểu tác dụng phụ do hóa chất.
  • Vitamin, khoáng chất bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

Nấm lim rừng hỗ trợ chữa trị bệnh ung thư đã được nghiên cứu và thử nghiệm thành công. Nấm lim xanh giúp bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu điều chỉnh rối loạn và tiêu diệt tế bào ung thư. Với bệnh nhân giai đoạn cuối, nấm sẽ giúp ổn định, nâng cao thể trạng để kéo dài sự sống.

Nấm lim xanh hỗ trợ điều trị bệnh ung thưNấm lim xanh hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Nấm lim xanh hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Xem thêm: https://vnexpress.net/suc-khoe/nam-lim-xanh-viet-nam-trong-nghien-cuu-dieu-tri-ung-thu-2279631.html

ung-thu-buong-trung-la-benh-pho-bien-o-phu-nu-hien-nay

Ung thư buồng trứng là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ hiện nay

Ho-nhieu-co-the-la-trieu-chung-ung-thu-phoi

Ho lâu ngày không khỏi có thể là triệu chứng của ung thư phổi

anh-nam-lim-xanh

Nấm lim xanh hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư hiệu quả

Xem thêm bài viết tương tự:

công dụng của nấm lim xanh có tác dụng chữa bệnh gì

5/5
Bác sĩ Võ Sơn Nhân Tháng Mười Hai 25th, 2023
Về tác dụng của nấm lim xanh rừng với cách dùng nấm lim xanh hiệu quả !
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
error: Content is protected !!
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button