Địa danh du lịch của Quảng Nam (Phần 1)

Nếu như nấm lim xanh là một trong những thương hiệu nổi bật về vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người bệnh thì còn có rất nhiều địa danh du lịch của Quảng Nam mà chúng tôi giới thiệu dưới đây chính là những điểm đến bạn không thể bỏ qua mỗi lần có dịp đến thăm xứ Quảng.

1. Phố cổ Hội An

pho co hoi an

Phố cổ Hội An là địa danh du lịch của Quảng Nam nổi tiếng khắp thế giới

Khu phố cổ Hội An là địa danh du lịch nổi tiếng không chỉ của tỉnh Quảng Nam mà còn cả nước. Phố cổ Hội An là mẫu hình tồn tiêu biểu về một cảng thị truyền thống Đông Nam Á trong giai đoạn thế kỷ 15 – 16. Cảng thị này có mầm mống sơ khai từ trước Công nguyên với nền văn hóa Sa Huỳnh được tiếp tục phát triển dưới thời Chăm (thế kỷ 2 sau CN – thế kỷ 15) và cực thịnh trong thời Đại Việt, Đại Nam (thế kỷ 15 – thế kỷ 19). Bên cạnh các di tích, di chỉ khảo cổ có niên đại trên 2000 – 3000 năm là một số lượng lớn di tích kiến trúc, chủ yếu làm bằng gỗ, có niên đại phổ biến từ thế kỷ 17 – 19.

Năm 1999, đã có 1360 di tích, danh thắng với nhiều loại hình được thống kê. Đó là những đình, chùa, lăng, miếu, mộ, cầu, giếng, nhà thờ tộc, thánh thất, hội quán, nhà ở … phân bố theo những trục đường truyền thống nhỏ hẹp, vừa mang đậm sắc thái địa phương Việt Nam, vừa thể hiện rõ sự giao lưu hội nhập văn hoá mạnh mẽ với các nước phương Đông và phương Tây.

Liên tục trong nhiều thế kỷ, những giá trị văn hoá truyền thống của nhân dân Hội An tỉnh Quảng Nam cùng với phong tục tập quán, các sinh hoạt, vui chơi, giải trí, cũng như các món ăn xưa vẫn được giữ gìn, và phát huy tương đối tốt.

2. Cù lao Chàm

cu lao cham

Cù Lao Chàm như một thiên đường hạ giới

Các nhà khảo cổ cho rằng cách đây 3.000 năm, Cù Lao Chàm đã có cư dân sinh sống. 1.000 năm trước đã có sự giao lưu buôn bán với nước ngoài. Trên đảo còn có một số di tích cổ như chùa Hải Tạng được xây dựng năm 1758 thờ Phật, miếu thờ Thần Yến Sào (năm 1843), giếng nước cổ của người Chăm. Cù Lao Chàm là địa danh du lịch nổi tiếng của Quảng Nam với nhiều cảnh đẹp thơ mộng, những bãi tắm cát trắng hoang sơ với nước biển xanh: bãi Ông, bãi Bìm, bãi Chồng, bãi Bấc; cùng các địa danh gợi trí tò mò: suối tình, cầu Mơ, suối Ông; nơi du khách nghỉ ngơi thư giãn hay săn thú, câu cá, câu mực trên biển. Đến với hòn đảo xinh đẹp của tỉnh Quảng Nam du khách cũng có dịp xem những tổ yến bám trên các vách đá chênh vênh. Cù Lao Chàm còn nổi tiếng với hải sản quý như mực, tôm hùm, vây cá, bào ngư, cá hồng, cá mú, trứng vích, yến sào… những vật lưu niệm hấp dẫn như ngọc trai, ốc xà cừ, đồi mồi, san hô…

3. Di sản văn hóa Mỹ Sơn

di san van hoa my son

Di sản văn hóa Thế giới Thánh Địa Mỹ Sơn

Những dòng chữ ghi trên tấm bia sớm nhất ở Mỹ Sơn, có niên đại khoảng thế kỷ thứ 4 cho biết vua Bhadresvara đã xây dựng một ngôi đền để dâng cúng vua thần Siva- Bhadravarman. Hơn hai thế kỷ sau đó, ngôi đền đầu tiên được xây dựng bằng gỗ đã bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn lớn.

Vào đầu thế kỷ thứ 7, vua Sambhuvarman đã xây dựng lại ngôi đền bằng những vật liệu bền vững hơn, còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó đều tu sửa các đền tháp cũ và xây dựng đền tháp mới để dâng lên các vị thần của họ. Với hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá, được xây dựng từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ 13, Mỹ Sơn trở thành trung tâm kiến trúc quan trọng nhất của Vương quốc Chămpa. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadravarman, là vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào cuối thế kỷ 4 kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần – vua và tổ tiên hoàng tộc.

Vào năm 1898, di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một học giả người Pháp tên là M.C Paris. Vào những năm đầu thế kỷ 20 này, 2 nhà nghiên cứu của Viễn thông Pháp là L.Finot và L.de Lajonquière và nhà kiến trúc sư kiêm khảo cổ học H.

Parmentier đã đến Mỹ Sơn để nghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm. Cho đến những năm 1903-1904 những tài liệu cơ bản nhất về bia ký và nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn đã được L.Finot chính thức công bố.

Tiền thân của quần thể kiến trúc Mỹ Sơn cổ kính này, theo văn bia để lại là một ngôi đền làm bằng gỗ để thờ thần Siva Bhadravarman. Nhưng đến khoảng cuối thế kỷ 6, một cơn hỏa hoạn đã thiêu cháy ngôi đền gỗ. Bức màn lịch sử đã được các nhà khoa học vén dần lên thông qua những bia ký và lịch sử nhiều triều đại xưa cho ta thấy Mỹ Sơn là khu thánh địa quan trọng nhất của dân tộc Chăm suốt từ cuối thế kỷ 4 đến thế kỷ 15. Bằng vật liệu gạch nung và đá sa thạch, trong nhiều thế kỷ người Chăm đã dựng lên một quần thể kiến trúc đền tháp độc đáo, liên hoàn: Ðền chính thờ Linga-Yoni biểu tượng của năng lực sáng tạo. Bên cạnh tháp chính (Kalan) là những tháp thờ nhiều vị thần khác hoặc thờ những vị vua đã mất. Mặc dù thời gian cùng chiến tranh đã biến nhiều khu tháp thành phế tích nhưng những hiện vật điêu khắc, kiến trúc còn lại cho đến ngày nay vẫn còn để lại những phong cách giai đoạn lịch sử mỹ thuật dân tộc Chăm, những kiệt tác đánh dấu một thời huy hoàng của văn hoá kiến trúc Chămpa cũng như của Đông Nam Á.

Mỗi thời kỳ lịch sử, kiến trúc mang phong cách riêng, cũng như mỗi đền tháp thờ những vị thần, những triều vua khác nhau tạo nên đường nét kiến trúc đầy dấu ấn, nhưng nhìn chung tháp Chàm đều được xây dựng trên một mặt bằng tứ giác, chia làm 3 phần: Ðế tháp biểu hiện thế giới trần gian, vững chắc. Thân tháp tượng hình của thế giới thần linh, kỳ bí mê hoặc. Phần trên cùng là hình người dâng hoa trái theo nghi lễ hoặc hình cây lá, chim muông, voi, sư tử… động vật gần gũi với tôn giáo và cuộc sống con người.

Mỹ Sơn đã được trùng tu bởi E.F.E.O (Ecole Francaise d’Extreme Orient) trong thời gian từ 1937 đến 1944, nhưng khu vực này đã bị bom Mỹ tàn phá nặng nề trong chiến tranh. Đến năm 1975 , trong số 32 di tích còn lại, chỉ có khoảng 20 đền , tháp còn giữ được dáng vẻ ban đầu. Từ năm 1981 đến 1991, Mỹ Sơn được bảo quản và tu sửa từng phần với sự giúp đỡ về chuyên môn của công ty P.K.Z (Ba Lan). Phần lớn các tác phẩm điêu khắc ở Mỹ Sơn đã được người Pháp thu gom về Đà Nẵng vào những năm đầu thế kỷ 20 và được trưng bày tại bảo tảng Chàm. Khu di tích Mỹ Sơn – Quảng Nam đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới tháng 12 năm 1999.

4. Làng hoa trái Đại Bường

lang-hoa-trai-dai-buong

Những trái cây chính mọng là đặc trưng nơi đây

Điều đặc biệt nhất ở đây là trong cùng một làng, cùng một mảnh vườn ta có thể thấy rất nhiều loài cây trái khác nhau ở cả miền Bắc, miền Nam và các giống cây nước ngoài, tạo nên sự phong phú kỳ lạ của các khu vườn. ở bến sông ven làng, quanh năm tấp nập thuyền buôn đến mua hoa trái.

Xem thêm:

Xem thêm phần 2: Những địa danh du lịch của Quảng Nam (phần 2)

Nguồn: ST và biên soạn

Xem thêm bài viết tương tự:

công dụng của nấm lim xanh có tác dụng chữa bệnh gì

5/5
Bác sĩ Võ Sơn Nhân Tháng Mười Hai 22nd, 2023
Về tác dụng của nấm lim xanh rừng với cách dùng nấm lim xanh hiệu quả !
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
error: Content is protected !!
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button