Bệnh mỡ máu với nguyên nhân triệu chứng và cách chữa bệnh mỡ máu

Bệnh mỡ máu với biểu hiện, di chứng. Cách phòng bệnh máu mỡ. Cách chữa bệnh mỡ máu với Đông y và nấm lim. Nguyên nhân người gầy bị mỡ máu. Bệnh máu nhiễm mỡ nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ tập luyện cho người bị mỡ máu. Chỉ số mỡ máu bình thường và cao.

Bệnh mỡ máu và các vấn đề liên quan

Bệnh mỡ máu và các vấn đề liên quan

Bệnh mỡ máu là gì? Biến chứng bệnh mỡ máu rất nguy hiểm. Chỉ số mỡ máu cao chứng tỏ bạn đang mắc bệnh máu nhiễm mỡ. Nguyên nhân gây ra bệnh mỡ máu chủ yếu đến từ thói quen sinh hoạt, ăn uống sai cách; trong khi đó, người gầy vẫn có thể bị bệnh này. Nhận biết bệnh khá khó khăn do biểu hiện của mỡ máu cao không rõ ràng. Do đó, phải áp dụng lối sống tích cực, lành mạnh để phòng ngừa mỡ máu cao hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng cách chữa bệnh mỡ máu bằng Đông-Tây y kết hợp; trong đó nên ưu tiên sử dụng thảo dược nấm lim xanh. Đồng thời, bị máu nhiễm mỡ cũng nên ăn và nên kiêng nhiều thứ; kết hợp tập luyện vừa phải để đảm bảo hiệu quả chữa trị.

Bệnh mỡ máu là gì?

Bệnh mỡ máu là gì? Máu nhiễm mỡ là tình trạng bị mất cân bằng về các thành phần trong máu; bao gồm sự gia tăng thành phần mỡ xấu LDL Cholesterol và Triglyceride trên ngưỡng cho phép. LDL Cholesterol là dạng mỡ xấu, cũng là thủ phạm gây các bệnh về tim mạch, xơ vữa mạch máu. Trong đó, chỉ số Cholesterol vượt cao chính là đặc trưng khi gặp tình trạng rối loạn mỡ máu. Bệnh mỡ máu còn gọi là mỡ máu cao, rối loạn chuyển hóa Lipid máu, máu nhiễm mỡ.

Bệnh mỡ máu gây nên nhiều nguy hiểm cho cơ thể như:

  • Gây sưng tuyến tụy, viêm tụy, đau bụng đi ngoài, sốt, nôn, thở nhanh,…
  • Dịch tiêu hóa bị dò ở bên ngoài tuyến tụy, nguy hiểm tính mạng.
  • Có thể gây bệnh tiểu đường loại 2, tăng mỡ bụng, huyết áp cao.
  • Tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan.
  • Tăng khả năng mắc bệnh về hệ tim mạch.
  • Dễ khiến cơ thể bị đột quỵ.
  • Dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên, đau và tê chân, nhiễm trùng.

Bệnh máu nhiễm mỡ là 1 trong số những căn bệnh phổ biến nhất ngày nay. Chúng còn được gọi với cái tên là “sát thủ giết người thầm lặng”. Vài năm trở lại đây, căn bệnh này không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi, trung niên; những người trẻ tuổi cũng mắc căn bệnh này, thậm chí là ở cả trẻ em. Theo thống kê của WHO tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh tăng nhanh nhất ở độ 35-44 tuổi, chiếm 41,7%.

Bệnh mỡ máu là gì và có nguy hiểm không?

Bệnh mỡ máu là gì và có nguy hiểm không?

Chỉ số mỡ máu bình thường và chỉ số mỡ máu cao

Chỉ số mỡ máu bình thường và chỉ số mỡ máu cao là bao nhiêu? Hầu hết mọi người bị tăng Cholesterol trong máu sẽ không thấy dấu hiệu rõ rệt; chúng thường phát triển thầm lặng bên trong cơ thể. Bởi vậy, để biết được mỡ trong máu bao nhiêu là cao thì phải đi xét nghiệm máu. Chuyên gia khuyến cáo: người 20 tuổi trở lên cần kiểm tra máu tối thiểu 5 năm/lần. Chỉ số xét nghiệm máu sẽ được tính bằng mmol/L hoặc mg/dL.

Sau đây là các chỉ số Cholesterol và Triglyceride giúp nhận biết tình trạng mỡ máu:

Cholesterol toàn phần:

  • Dưới 200 mg/dL (5,1 mmol/L): nồng độ lý tưởng, nguy cơ bệnh thấp.
  • 200-239 mg/dL (5,1-6,2 mmol/L): mức ranh giới.
  • Trên 240 mg/dL (6,2 mmol/L): Cholesterol trong máu cao, nguy cơ mắc bệnh cao.

LDL Cholesterol (xấu):

  • Dưới 100 mg/dL (< 2,6 mmol/L): rất tốt.
  • 100-129 mg/dL (2,6-3,3 mmol/L): ổn.
  • 130-159 mg/dL (3,3-4,1 mmol/L): mức độ tăng giới hạn.
  • 160-189 mg/dL (4,1-4,9 mmol/L): tăng (nguy cơ là cao).
  • Trên 190 mg/dL (4,9 mmol/L): nồng độ rất tăng (nguy cơ cực cao).

Triglyceride:

  • Dưới 150 mg/dL (1,7 mmol/L): mức bình thường.
  • 150-199 mg/dL (1,7-2,2 mmol/L): mức tăng giới hạn.
  • 200-499 mg/dL (2,2-5,6 mmol/L): tăng khá cao.
  • Trên 500 mg/dL (5,6 mmol/L): tăng rất cao.

Chỉ số mỡ trong máu bình thường và chỉ số mỡ máu cao đã được giải thích ở trên. Mọi người có thể căn cứ vào đó thể nhận biết tình trạng sức khỏe của bản thân. Từ đó có những biện pháp xử lý phù hợp.

Mỡ máu bao nhiêu là bình thường và bao nhiêu là cao?

Mỡ máu bao nhiêu là bình thường và bao nhiêu là cao?

Nguyên nhân của bệnh mỡ máu cao

Nguyên nhân của bệnh mỡ máu cao là gì? Máu nhiễm mỡ thường xảy ra ở người trung niên. Tuy nhiên, do lối sống thiếu lành mạnh nên độ tuổi bệnh nhân mỡ máu có xu hướng trẻ hóa. Bệnh có thể xảy ra là do những nguyên nhân chính như sau:

  • Sử dụng quá nhiều chất béo (bão hòa) trong bữa ăn hằng ngày.
  • Dùng thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Thói quen dùng nhiều rượu, bia, chất kích thích.
  • Tình trạng béo phì gây ra máu nhiễm mỡ.
  • Phụ nữ tuổi mãn kinh sẽ có hàm lượng Triglyceride và Cholesterol xấu cao.
  • Nam từ 45 tuổi, nữ trên 55 tuổi dễ bị biến chứng bệnh.
  • Lười vận động, thường xuyên nằm hay ngồi nhiều 1 chỗ.
  • Thường xuyên bị căng thẳng, stress.
  • Thói quen hút thuốc lá thường xuyên.
  • Do ảnh hưởng từ các bệnh lý như tiểu đường, tuyến giáp.
  • Di truyền: ông bà, bố mẹ có thể truyền sang cho con cháu.

Tác nhân gây bệnh máu nhiễm mỡ từ nhiều yếu tố khác nhau. Biết được nguyên nhân và các nguy cơ bị mỡ máu cao giúp mọi người có cách phòng bệnh tốt; phương pháp chữa trị hợp lý cho từng đối tượng.

Nguyên nhân của bệnh mỡ máu cao là gì?

Nguyên nhân của bệnh mỡ máu cao là gì?

Xem thêm: https://dantri.com.vn/suc-khoe/bieu-hien-nguyen-nhan-benh-mo-mau-cao-va-cach-xu-ly-cua-nguoi-nhat-20190606153503295.htm

Nguyên nhân người gầy bị bệnh mỡ máu

Nguyên nhân người gầy bị bệnh mỡ máu là do đâu? Hiện nay, tỷ lệ người bị bệnh máu nhiễm mỡ đang ngày càng gia tăng. Nói đến mỡ máu, nhiều người chỉ nghĩ các đối tượng thừa cân, béo phì. Thế nhưng khi đi kiểm tra sức khỏe thì rất nhiều người gầy, kiêng ăn mắc phải căn bệnh này; thậm chí họ ít ăn mỡ hoặc có tập thể dục. Tại sao lại như vậy? Sau đây là những lý giải:

  • Trong máu luôn có mỡ, chỉ cần nồng độ vượt ngưỡng sẽ gây bệnh.
  • Nếu người gầy lười vận động sẽ khó giải phóng lượng mỡ trong máu.
  • Lượng mỡ đó lâu dần sẽ tích tụ, dễ bị mỡ máu.

Ngoài ra, người gầy nhưng ăn kiêng, ăn chay vẫn có nguy cơ mắc bệnh do:

  • Nếu ăn kiêng và ăn ít quá mức, lượng đường huyết sẽ thấp.
  • Khi đó, cơ thể phải tự điều chỉnh, phân giải mỡ thành năng lượng.
  • Quá trình ấy làm Axit béo đi vào máu nhiều, vượt ngưỡng ổn định.
  • Điều này gây tăng tích trữ lượng mỡ ở gan, tụy, tim, máu.
  • Người gầy ăn chay nhưng thực đơn chưa thực sự cân bằng.
  • Cụ thể: quá nhiều lượng tinh bột, ăn thừa Lipid từ dầu thực vật.

Lý do người gầy vẫn bị bệnh máu nhiễm mỡ là từ nhiều nguyên nhân. Trong đó quan trọng nhất là chế độ ăn chưa phù hợp, lười vận động; thêm vào đó là việc sinh hoạt không hợp lý, stress. Do là trường hợp ít ai ngờ tới nên hầu hết mọi người không phát hiện ra.

Người cao tuổi lười vận động có thể dẫn đến bệnh mỡ máu

Người cao tuổi lười vận động có thể dẫn đến bệnh mỡ máu

Triệu chứng của bệnh mỡ máu

Triệu chứng của bệnh mỡ máu ra sao là điều nhiều người quan tâm. Hiện nay, những biểu hiện của bệnh không hề rõ ràng; khi trở thành biến chứng ở mức đáng báo động thì mới cảm nhận được những bất thường. Dưới đây là một số triệu chứng tiêu biểu mà người bệnh hay gặp phải:

Ở giai đoạn đầu của bệnh mỡ máu:

  • Xuất hiện nhiều nốt nhỏ, bóng loáng giống mụn trứng cá.
  • Các nốt nổi lên thường có màu vàng.
  • Vị trí mọc: quanh ngực, mắt, lưng, đùi, khuỷu tay, gót chân.
  • Các nốt không tạo cảm giác ngứa hoặc đau rát.

Ở giai đoạn đang phát triển của bệnh mỡ máu:

  • Hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, cảm thấy đau đầu, hồi hộp.
  • Khó thở, lên cân nhanh chóng, nhiều người bị “phì phèo”.

Trong giai đoạn nghiêm trọng của bệnh:

  • Gặp biến chứng về tim mạch, huyết áp cao, tai biến, tiểu đường,…
  • Có thể là tử vong.

Biểu hiện của bệnh máu nhiễm mỡ âm thầm và vô cùng nguy hiểm. Khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện trên thì rất báo động, cần phải đi khám ngay. Mỡ máu là mầm mống gây bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, nên kiểm tra để phát hiện sớm bệnh, tránh biến chứng hiệu quả hơn.

Triệu chứng của bệnh mỡ máu như thế nào?

Triệu chứng của bệnh mỡ máu như thế nào?

Xem thêm: https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/mo-mau-cao-nguy-co-bien-chung-tim-mach-va-cach-xu-ly-cua-nguoi-nhat-c683a1079958.html

Biến chứng bệnh mỡ máu

Biến chứng bệnh mỡ máu là điều nhiều người lo lắng. Thái độ “hờ hững” khi chữa bệnh cùng biểu hiện mập mờ ở giai đoạn đầu; khiến bệnh tình ở giai đoạn muộn khi được thăm khám. Khi đó, các chất béo tồn đọng dư thừa đã hình thành những mảng xơ vữa động mạch. Nếu không chữa kịp thời, lớp mỡ càng dày gây tắc mạch máu. Hậu quả dẫn đến các cơ quan không có đủ máu để được nuôi dưỡng. Điều này gây ra một số bệnh lý nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Cụ thể:

Gây biến chứng sang bệnh về tim mạch:

  • Làm thiếu máu cơ tim cục bộ.
  • Có thể gây nhồi máu cơ tim rồi tử vong đột ngột tại chỗ.

Nguy cơ gây nên đột quỵ não:

  • Hình thành mảng xơ vữa ở ngay mạch máu não.
  • Gây hẹp lòng mạch, giảm lưu lượng tuần hoàn máu.
  • Gây thiếu máu não cục bộ dẫn đến đột quỵ.

Là lý do gây bệnh huyết áp cao:

  • Làm kém đàn hồi thành mạch, khiến tim tăng nhịp, tăng co bóp.
  • Tăng hấp thụ giữ nước, tăng độ nhớt của máu gây huyết áp cao.

Gây nên bệnh gan nhiễm mỡ:

  • Mỡ trong máu dần nhiễm vào gan.
  • Chất béo trong gan tăng gây gan nhiễm mỡ.

Làm giảm sinh lý:

  • Gây ảnh hưởng đến khả năng tình dục của cả 2 giới.

Di chứng bệnh máu nhiễm mỡ rất nguy hiểm. Ngoài ra, bệnh mỡ máu còn gây ra hiện tượng đau và tê bàn chân, giảm trí tuệ; bệnh tiểu đường, sỏi mật, viêm tụy cấp… Do đó, cần phải điều trị bệnh từ sớm cũng như có các biện pháp ngăn ngừa phù hợp.

Biến chứng bệnh mỡ máu

Biến chứng bệnh mỡ máu

Cách phòng ngừa bệnh mỡ máu

Cách phòng ngừa bệnh mỡ máu hiệu quả là gì? Hiện nay, nhịp sống hiện đại khiến người gầy hay béo phì đều có nguy cơ mắc bệnh mỡ máu. Trong đó, số dân ở thành thị chiếm gần 1 nửa tổng số người bị bệnh máu nhiễm mỡ. Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, tốt nhất nên tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:

  • Luyện tập thể thao để giảm Cholesterol xấu, tiêu hao năng lượng dư thừa.
  • Nên vận động nhẹ nhàng và đều đặn khoảng 30 phút/ngày.
  • Tránh lạm dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt).
  • Hạn chế ăn chất béo bão hòa ở mỡ động vật, dầu cọ, dầu dừa,…
  • Nên thay thế bằng dầu ô liu, dầu mè, đậu nành,…
  • Hạn chế ăn món chiên rán, ưu tiên các món hấp, luộc.
  • Nên ăn thịt nạc, thịt trắng, tránh thịt đỏ và thức ăn nhanh.
  • Bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả, chất xơ cùng Vitamin.
  • Không nên ăn tối muộn, nên giảm lượng muối trong thực đơn.
  • Dùng các thảo dược giúp ổn định mỡ máu.

Phương pháp phòng ngừa bệnh máu nhiễm mỡ đã được nêu ở trên. Người bình thường nên chú ý các chế độ ăn uống, tập luyện, xóa bỏ những thói quen xấu,… Việc này sẽ đóng góp không hề nhỏ trong vấn đề cải thiện tình trạng sức khỏe, tránh bệnh tật.

Cách phòng ngừa bệnh mỡ máu ra sao?

Cách phòng ngừa bệnh mỡ máu ra sao?

 

Tên bệnh Bệnh mỡ máu.
Tên khác Máu nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa Lipit máu.
Chỉ số Chỉ số mỡ máu bình thường và cao.
Nguyên nhân Thói quen ăn uống, sinh hoạt, di truyền,…
Triệu chứng Triệu chứng bệnh mỡ máu.
Phòng ngừa Phương pháp phòng ngừa bệnh mỡ máu.
Chữa bệnh Dùng thuốc Tây y hoặc Đông y.
Thực phẩm Những loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng.
Luyện tập Chế độ luyện tập cho người bị bệnh mỡ máu.

 

5 cách giảm mỡ máu cao 

Chữa bệnh mỡ máu

Chữa bệnh mỡ máu như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Hiện nay, việc chữa trị máu nhiễm mỡ gồm 2 mục đích: cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng. Theo đó, giải pháp thường được đưa ra chủ yếu là sử dụng thuốc để điều trị; đồng thời duy trì lối sống khoa học, lành mạnh. Cụ thể như sau:

Điều trị mỡ máu bằng 4 loại thuốc nhằm giảm Cholesterol trong máu:

  • Statins: làm giảm LDL Cholesterol và nguy cơ đau tim, đột quỵ.
    • Nên bắt đầu với liều thấp.
    • Sau 4-6 tuần nếu chưa đạt hiệu quả thì tăng liều lượng gấp đôi.
  • Niacin: làm giảm LDL Cholesterol, Triglyceride, tăng HDL Cholesterol tốt.
  • Nhựa gắn Acid mật: làm giảm LDL Cholesterol xấu.
  • Các dẫn xuất của Acid Fibric: giảm Triglyceride ở trong máu.

Chú ý các trường hợp chữa mỡ máu cùng lúc với bệnh khác:

  • Với bệnh đái tháo đường: dùng thuốc hạ Lipit máu loại Statins.
  • Người suy thận, gan, mật: nên phối hợp điều trị cùng bệnh gốc.
  • Người suy tuyến giáp: cần dùng Hormone giáp trạng.

Duy trì lối sống khoa học:

  • Giảm liều lượng thịt, cá xuống 150-200g/ngày.
  • Trứng ăn không quá 3 quả/tuần.
  • Rèn sức bền bằng bài tập chạy bộ, đạp xe,…

Điều trị bệnh máu nhiễm mỡ cần phải có sự can thiệp kịp thời để đạt hiệu quả. Ngoài ra, nên đi khám định kỳ để kiểm soát chỉ số mỡ máu. Chú ý không nên tự ý mua thuốc nếu không có sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

Phương pháp chữa bệnh mỡ máu hiệu quả

Phương pháp chữa bệnh mỡ máu hiệu quả

Chữa bệnh mỡ máu bằng Đông y

Chữa bệnh mỡ máu bằng Đông y là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Ngoài áp dụng theo phác đồ của Tây y, có thể tham khảo các bài thuốc như sau:

Chữa mỡ máu bằng củ tỏi:

  • Chuẩn bị 4 củ tỏi và bóc sạch vỏ, chanh 4 quả rửa sạch.
  • Cắt miếng nhỏ, bỏ vào xay nhuyễn.
  • Bỏ hỗn hợp vào bình thủy tinh chứa 3 lít nước sôi đã nguội.
  • Cất vào tủ lạnh để dùng dần.
  • Mỗi ngày dùng 50ml, chia 3 lần trước bữa ăn.
  • Lưu ý: mỗi năm chỉ dùng 1 liệu trình trong 40 ngày.

Điều trị bệnh mỡ máu bằng bí đỏ:

  • Lấy 100g bí đỏ sống (loại to tròn) đem xay thành sinh tố.
  • Lưu ý dùng nước đun sôi để nguội.
  • Uống trước lúc ăn sáng khoảng 20 phút.
  • Có thể thêm muối, nước nếu muốn uống đặc hoặc mặn.
  • Duy trì trong 1 tháng.
  • Người bị tiêu chảy nên dùng liều lượng ban đầu là 30g bí đỏ.

Hạ mỡ máu hiệu quả bằng lá sen:

  • Cho 1 nhúm lá sen khô đun sôi với nước.
  • Uống hàng ngày thay trà.

Giảm mỡ máu bằng táo mèo:

  • 50g táo mèo (bỏ hạt, thái miếng nhỏ), 50g gạo tẻ, đường phèn.
  • Đem nấu thành cháo và ăn nhiều lần trong ngày.

Hoặc:

  • 15g táo mèo, 15g lá sen khô sắc lấy nước uống mỗi ngày.
  • Dùng 15 ngày thì nghỉ vài ngày, rồi lại tiếp tục.

Trị bệnh mỡ máu bằng Đông y rất an toàn, không gây hại cho cơ thể nếu dùng lâu dài. Bài thuốc này có thể làm tại nhà; nguyên liệu chủ yếu là các thảo dược dễ tìm hoặc tự trồng được trong vườn nhà.

Chữa bệnh mỡ máu bằng Đông y

Chữa bệnh mỡ máu bằng Đông y

Chữa mỡ máu cao bằng chanh gừng và tỏi 

Bệnh mỡ máu nên ăn gì?

Bệnh mỡ máu nên ăn gì? Nguyên nhân gây ra các bệnh hiện nay chủ yếu xuất phát từ thói quen không tốt của chúng ta; chủ yếu nhất vẫn là việc ăn uống thiếu khoa học. Để phòng, trị dứt điểm bệnh, bác sĩ đều đưa ra khuyến cáo cho bệnh nhân. Trước tiên là cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho phù hợp nhất. Vậy với bệnh mỡ máu nên ăn gì? Sau đây là lời khuyên cho bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh này.

  • Uống sữa đã tách bơ.
  • Sử dụng sản phẩm dầu thực vật từ đậu nành, hướng dương, ngô,…
  • Bổ sung thêm nhiều loại cá để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, nên uống trà xanh để giảm Cholesterol.
  • Nên ăn hành tây, nấm hương, gừng, táo,… để giảm mỡ.
  • Rau củ và trái cây: tỏi, lạc, bí đao, cà chua, nho, trái có múi.
  • Ăn nhạt, bổ sung Axit Folic (đậu phụ, bánh mì, nước ép cam,…).
  • Tăng cường ăn rau, các loại trái cây như cam, bưởi, táo, nho,…

Bị bệnh máu nhiễm mỡ tốt nhất nên ăn những thực phẩm lành tính. Bởi chế độ ăn uống hợp lý sẽ góp phần quan trọng trong ngăn chặn biến chứng bệnh. Không những thế, thực phẩm còn giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh hiệu quả.

Bệnh mỡ máu nên ăn gì?

Bệnh mỡ máu nên ăn gì?

Bệnh mỡ máu nên kiêng ăn gì?

Bệnh mỡ máu kiêng ăn gì sẽ tốt cho quá trình điều trị? Bên cạnh việc bổ sung nguồn thực phẩm bổ dưỡng, có lợi cho chữa trị; việc kiêng đồ ăn cũng giúp tránh tình trạng bệnh nặng nề hơn. Sau đây là những thực phẩm mà người bị mỡ máu nên kiêng hàng ngày:

  • Hạn chế ăn kem, phô mai,…
  • Kiêng ăn thịt đỏ, thịt đã chế biến sẵn (xúc xích, thịt xông khói,…).
  • Hạn chế ăn thức ăn nhanh chứa nhiều Cholesterol xấu và chất béo.
  • Không ăn nội tạng động vật: gan, tiết, ruột,…
  • Tránh những đồ chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Giảm lượng đường (có trong bánh ngọt, bơ, kem,…) tiếp nạp vào cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, nước ngọt,…

Lý do nên tránh các loại thực phẩm trên:

  • Đồ ngọt, mỡ no chứa đường sẽ chuyển hóa thành chất béo xấu.
  • Nội tạng động vật, thịt đỏ chứa lượng Cholesterol xấu rất cao.

Bệnh máu nhiễm mỡ cần phải kiêng những thực phẩm nêu trên. Việc này vừa hỗ trợ chữa bệnh, vừa giảm thiểu các nguy cơ gây bệnh khác. Ví dụ như bệnh về tim mạch, bệnh gout, bệnh gan, bệnh thận,… Đồng thời, kết hợp chế độ ăn uống hợp lý; rèn luyện cơ thể thường xuyên sẽ giúp mọi người có sức khỏe dẻo dai hơn.

Bệnh mỡ máu nên kiêng ăn gì?

Bệnh mỡ máu nên kiêng ăn gì?

Chế độ tập luyện cho người bị bệnh mỡ máu

Chế độ tập luyện cho người bị bệnh mỡ máu ra sao? Việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng HDL Cholesterol tốt; từ đó giúp hạn chế rối loạn chuyển hóa mỡ hiệu quả. Tuy nhiên, mọi người thường nhầm tưởng là cần vận động với cường độ mạnh mới được. Trên thực tế, làm như vậy có thể gây một vài ảnh hưởng xấu cho cơ thể. Chính vì thế, người bệnh chỉ cần tập luyện nhẹ nhàng mà vẫn tiêu hao được lượng mỡ dư thừa. Cụ thể như sau:

  • Chạy bộ hàng ngày giúp giảm Cholesterol và kiểm soát tốt cân nặng.
  • Đi bộ nhanh có thể làm giảm nguy cơ tăng huyết áp.
  • Đạp xe giúp tăng Cholesterol tốt và hạn chế mắc bệnh tim.
  • Bơi lội cải thiện cân nặng, phân bố mỡ mà lượng LDL Cholesterol.
  • Nâng tạ làm hạ thấp mức Cholesterol toàn phần trong máu.
  • Tập yoga tác động trực tiếp, cải thiện lượng mỡ trong máu.

Chế độ rèn luyện sức khỏe cho người bị máu nhiễm mỡ không quá đặc biệt. Chỉ cần lưu ý tập luyện, vận động thường xuyên và đều đặn là được. Nên tập trên 30 phút mỗi lần. Bởi sau 20 phút đầu thì cơ thể mới chuyển sang dùng mỡ để tiêu hao năng lượng.

Chế độ tập luyện cho người bị bệnh mỡ máu

Chế độ tập luyện cho người bị bệnh mỡ máu

Cách sử dụng nấm lim xanh trị bệnh mỡ máu

Cách sử dụng nấm lim xanh trị bệnh mỡ máu đúng chuẩn ra sao? Nấm cây lim là thảo dược chứa nhiều dược chất quý hiếm có công dụng chữa bệnh máu nhiễm mỡ. Nấm lim giúp giảm lượng Cholesterol và mỡ máu, cân bằng Lipit,… Để đạt hiệu quả, nên thực hiện theo các bước nấu nấm lim rừng như sau:

  • Lấy 20g nấm lim đã chế biến nấu với 2 lít nước sạch.
  • Sắc kỹ rồi cô cạn còn khoảng 1,5 lít nước là được.
  • Cô đặc lại nếu người dùng không uống nhiều được.
  • Ban đầu, hãy dùng với liều lượng nhỏ rồi sau đó tăng dần.
  • Dùng nồi gốm, nồi đất để nấu nước nấm lim xanh.
  • Không sắc bằng nồi nhôm hay kim loại.
  • Chia nước nấm lim rừng đã sắc làm 3-5 lần để uống trong ngày.
  • Cất trữ nước sắc trong tủ lạnh, chỉ dùng trong 24 tiếng.
  • Uống nấm lim cách thuốc Tây y tối thiểu là 30 phút.
  • Không được tự ý bỏ phác đồ điều trị của bác sĩ chỉ định.

Cách dùng nấm lim chữa bệnh mỡ máu không hẳn dễ vì phải bảo đảm nguyên dược chất trong nấm. Do đó, phải tuân thủ đúng công thức để nấm lim xanh phát huy hiệu quả tối đa. Tốt nhất nên dùng nấm lim rừng Thanh-Thiết-Bảo-Sinh để chữa bệnh mỡ máu.

Cách sử dụng nấm lim xanh trị bệnh mỡ máu

Cách sử dụng nấm lim xanh trị bệnh mỡ máu

Nấm lim xanh rất tốt với bệnh nhân mắc bệnh mỡ máu

Nấm lim xanh rất tốt với bệnh nhân mắc bệnh mỡ máu

Xem thêm: Công dụng nấm lim xanh

Xem thêm:

Xem thêm bài viết tương tự:

công dụng của nấm lim xanh có tác dụng chữa bệnh gì

5/5
Dược sĩ Cấn Văn Khương Tháng Mười Hai 22nd, 2023
Về tác dụng của nấm lim xanh rừng với cách dùng nấm lim xanh hiệu quả !
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
error: Content is protected !!
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button