Phòng chống ung thư với nguyên tắc và chế độ ăn uống. Viện Y học

Phòng chống ung thư với nguyên tắc gì? Các cách phòng chống ung thư phổi, vú, vòm họng, dạ dày. Chế độ ăn uống, ăn gì để phòng chống ung thư? Những thói quen cần bỏ, tập luyện giúp phòng chống ung thư. Phòng chống ung thư tái phát bằng nấm lim xanh.

Phòng chống ung thư với nguyên tắc và chế độ ăn uống. Viện Y học

Phòng chống ung thư với nguyên tắc và chế độ ăn uống. Viện Y học

Phòng chống ung thư với nguyên tắc làm giảm nguy cơ, tác nhân, ức chế tăng trưởng tế bào K. Các cách phòng chống ung thư chủ yếu là thay đổi chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh hơn. Để phòng ngừa K, cần có chế độ ăn ít thực phẩm giàu chất béo, uống nhiều nước; ăn nhiều rau, quả mọng, không bỏ bữa sáng, hạn chế dùng đồ ăn chế biến sẵn,… Bỏ các thói quen không tốt gây ung thư như thức khuya, hút thuốc, ăn nhiều đường, nhịn đại tiện,… Bên cạnh đó là kết hợp phương pháp tập luyện kiểm soát cân nặng, đẩy lùi nguy cơ ung thư. Có nhiều cách phòng tránh ung thư tái phát, các bệnh K: phổi, dạ dày, vòm họng, vú, tử cung; mà nổi bật nhất là sử dụng nấm lim xanh để phòng chống ung thư.

Nguyên tắc phòng chống ung thư (K/bệnh K)

Nguyên tắc phòng chống ung thư là gì? Theo các bác sĩ, áp dụng các biện pháp phòng chống ung thư là việc quan trọng hơn chữa bệnh. Ung thư là căn bệnh ác tính có thể phòng tránh bằng cách thay đổi những thói quen hằng ngày. Để việc phòng tránh bệnh K đạt kết quả tốt, cần tuân thủ theo một số nguyên tắc đơn giản. Dưới đây là 6 nguyên tắc trong phòng chống ung thư bạn cần biết:

Nguyên tắc làm giảm nguy cơ ung thư:

  • Ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ K vú (22%), phổi (16%).
  • Thay thế thịt đỏ bằng thịt gia cầm, các loại thịt trắng khác.
  • Đặc biệt, nên ăn cá ít nhất 2 đến 3 lần/tuần.
  • Các món muối, thịt chế biến sẵn gây ung thư hệ tiêu hóa.

Giảm tác nhân gây ung thư:

  • Hút thuốc làm tăng nguy cơ gây ung thư phổi, thận, bàng quang,…
  • Cồn trong bia, rượu làm tăng nguy cơ ung thư thực quản, gan,…
  • Mỗi người không nên ăn vượt quá 5-6 gram muối/ngày.
  • Cần chú ý những món chứa “muối ẩn”: mì chính, nước tương, mắm,….

Nguyên tắc làm giảm rủi ro gây ung thư:

  • Hạn chế ăn thịt lợn kho, món nhiều dầu mỡ, đồ ngọt,…
  • Thực phẩm béo, ngọt là nguyên nhân gây bệnh khi ăn nhiều.
  • Trẻ nhỏ ăn đồ béo, ngọt, lớn lên dễ mắc ung thư hơn.

Cách làm ức chế sự tăng trưởng tế bào ung thư:

  • Uống trà xanh mỗi ngày giúp ngăn ngừa bệnh ung thư tới 40%.
  • Các loại trà khác nhau có tác dụng chống ung khác nhau.

Cách làm tăng cường miễn dịch, hạn chế sản sinh tế bào ung thư:

  • Tập thể dục là phương pháp tốt nhất giúp phòng chống ung thư.
  • Tập 30 phút/ngày: đốt cháy mỡ thừa, đào thải chất gây ung thư.
  • Nên tập: bơi lội, thể dục nhịp điệu, đi bộ, đạp xe,…

Béo phì làm tăng nguy cơ ung thư:

  • Tế bào mỡ gián tiếp thúc đẩy tăng trưởng tế bào ung thư.
  • Chất béo trong cơ thể làm tăng nguy cơ ung thư:
    • Ung thư nội mạc tử cung: 49%.
    • Bệnh ung thư thực quản: 35%.
    • Ung thư tụy: 28%.

Các quy tắc phòng tránh bệnh K được nghiên cứu, kiểm chứng có tác dụng hiệu quả khi áp dụng. Ung thư là căn bệnh quái ác, đến nay thế giới vẫn chưa tìm ra thuốc chữa trị. Vì vậy, hàng ngày hãy chú ý sinh hoạt điều độ, khoa học để tránh mắc phải căn bệnh này.

Nguyên tắc phòng chống ung thư

Nguyên tắc phòng chống ung thư

Xem thêm: https://vnexpress.net/suc-khoe/8-dieu-co-the-giup-ban-tranh-bi-ung-thu-3733770.html

Các cách phòng chống ung thư

Các cách phòng chống ung thư hiện nay là gì? Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Ung thư là căn bệnh tử thần có thể gặp ở bất kì ai: người già, trẻ nhỏ, thanh niên,… Hầu hết bệnh xuất hiện đều không có bất kì một dấu hiệu rõ ràng nào để báo trước. Vì vậy, mỗi người cần biết các biện pháp phòng tránh để ngăn ngừa sự xuất hiện của ung thư.

Dưới đây là những cách đơn giản được kiểm chứng là có tác dụng giảm nguy cơ mắc ung thư:

  • Không hút thuốc để ngăn ngừa ung thư phổi, vòm họng, thanh quản,…
  • Tránh hoặc giảm thiểu việc hít phải khí lạ, khí độc.
  • Hạn chế rượu bia và các loại đồ uống có cồn.
  • Duy trì cân nặng luôn ở mức ổn định.
  • Thường xuyên rèn luyện thể lực.
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, khoa học.
  • Thường xuyên làm xét nghiệm phát hiện sớm ung thư.
  • Bôi kem chống nắng, tránh tia cực tím gây ung thư da.
  • Tiêm phòng vắc xin HPV giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung.
  • Tránh tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm.
  • Quan hệ tình dục an toàn, tránh bệnh lây nhiễm-nguy cơ ung thư.
  • Sử dụng Aspirin liều thấp để ngăn chặn K ruột già, buồng trứng,…
  • Phụ nữ sinh con đúng tuổi (25-33 tuổi), nuôi con bằng sữa mẹ.

Những phương pháp phòng tránh bệnh K trên góp phần đẩy lùi bệnh hiệu quả khi được áp dụng. Ăn uống lành mạnh, không hút thuốc, hạn chế rượu bia, cân nặng ổn đinh, tập thể dục thường xuyên; đó là những lối sống tuyệt vời để ngăn ngừa ung thư. Trong đó, chế độ ăn uống lành mạnh đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng tránh bệnh tật. Đặc biệt là các bệnh không lây nhiễm như ung thư, tim mạch, đái tháo đường,…

Các cách phòng chống ung thư

Các cách phòng chống ung thư

Xem thêm: https://dantri.com.vn/suc-khoe/4-buoc-phong-chong-ung-thu-co-the-bat-dau-ngay-tu-khi-con-con-nho-20190520102734560.htm

Chế độ ăn uống giúp phòng chống ung thư

Chế độ ăn uống giúp phòng chống ung thư là gì? Đây là thắc mắc của nhiều người. Bên cạnh việc duy trì lối sống khoa học, khám bệnh định kỳ thì một chế độ ăn hợp lý; lành mạnh cũng là cách thức hữu hiệu đẩy lùi căn bệnh ung thư. Những nguyên tắc khi ăn uống giúp phòng tránh bệnh ung thư hiệu quả có thể kể đến như:

  • Ăn sáng giúp giảm nguy cơ ung thư.
  • Ăn ít thực phẩm giàu chất béo: thịt mỡ, nội tạng động vật,…
  • Không ăn thức ăn cháy đen thành than và mốc.
  • Thường xuyên ăn nhiều rau lá xanh, củ quả tươi.
  • Ăn nhiều thực phẩm có chứa Vitamin A và B.
  • Hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn, các món muối chua.
  • Kiểm soát lượng Calo ăn vào, giảm nguy cơ ung thư trực tràng.
  • Cân bằng thực phẩm trong bữa ăn, không ăn thức ăn quá nóng.
  • Sử dụng ít gia vị cay, tránh uống nước trà để qua đêm.
  • Nên ăn thực phẩm chống ung thư thường xuyên.
  • Chế độ ăn uống nhiều màu sắc, tăng khả năng chống ung thư.

Chế độ dinh dưỡng giúp ngăn ngừa bệnh ung thư hiệu quả. Thực hiện các bước thay đổi tích cực đối với chế độ ăn uống; lối sống lành mạnh có tác động lớn đối với việc phòng chống ung thư. Từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho dù bạn ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Chế độ ăn uống giúp phòng chống ung thư

Chế độ ăn uống giúp phòng chống ung thư

Rau củ tươi

Rau củ tươi

Ăn gì để phòng chống ung thư?

Ăn gì để phòng chống ung thư? Khoa học đã chứng minh có rất nhiều thực phẩm có thể ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Một số loại thực phẩm đã được công nhận là có công dụng chống lại bệnh ung thư. Dưới đây là một số món ăn, thức uống giúp cơ thể chống lại và điều trị ung thư:

  • Chống ung thư bằng cà chua và các món ăn từ cà chua.
  • Trà, nhất là trà xanh có khả năng chống ung thư cực mạnh.
  • Nho và nước ép nho ngăn quá trình Oxy hóa.
  • Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa ung thư.
  • Các loại đậu là thực phẩm chống ung thư.
  • Các loại rau họ cải: bông cải xanh, súp lơ, cải bắp,…
  • Dâu tây, mâm xôi làm chậm sự tăng trưởng tế bào ung thư.
  • Quả việt quất rất tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa ung thư.
  • Vitamin có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh ung thư.
  • Một số gia vị: tỏi, quế, nghệ là chiến binh chống ung thư.
  • Axit béo Omega-3: giảm ung thư đường tiêu hóa.

Ăn các loại thực phẩm trên giúp ngăn ngừa bệnh ung thư hiệu quả. Bệnh ung thư được khẳng định là có chịu ảnh hưởng rõ rệt của chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, bạn không thể chữa khỏi ung thư bằng thức ăn dù chúng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Muốn ngăn chặn bệnh hiệu quả, cần kết hợp song song với tập luyện, thể dục, thể thao. Tuy nhiên cần lưu ý theo đúng lộ trình tập, đúng giờ và đủ cường độ.

Ăn gì để phòng chống ung thư?

Ăn gì để phòng chống ung thư?

Ăn uống thế nào để phòng tránh ung thư?

Tập luyện giúp phòng chống ung thư hiệu quả

Tập luyện giúp phòng chống ung thư hiệu quả không là câu hỏi của nhiều người. Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp bạn kiểm soát cân nặng, cải thiện huyết áp. Nó còn giúp ngăn chặn sự hình thành của một số bệnh. Những người thường tham gia vào các hoạt động tập thể dục có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn. Có thể nói, hoạt động thể chất đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ ung thư. Bệnh nhân ung thư cũng có thể tham gia tập luyện để nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật.

Tập luyện giúp phòng chống các bệnh ung thư sau:

  • Ung thư vú: vận động làm giảm hơn 10% nguy cơ mắc bệnh.
  • Ung thư gan: giúp kiểm soát cân nặng, ngăn chặn K gan.
  • Ung thư nội mạc tử cung: giảm nguy cơ mắc bệnh tới 34%.
  • Ung bướu, não: ngăn ngừa khối u não và ung thư cổ.
  • Ung thư đại trực tràng: giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Ung thư bàng quang: giảm nguy cơ mắc bệnh đến 13%.

Một số lưu ý khi vận động đối với bệnh nhân ung thư:

  • Tần suất hoạt động thể lực: hàng ngày nếu có thể.
  • Các hoạt động thể lực khuyến khích tập: đi bộ, đạp xe, bơi,…
  • Cường độ: tùy thuộc khả năng của người bệnh, từ thấp đến cao.
  • Giảm cường độ vận động về mức thấp hơn nếu thấy mệt.
  • Thời gian: điều chỉnh theo tình trạng, sức khỏe bệnh nhân.
  • Thời điểm tập tốt nhất: sau bữa sáng 1,5 giờ, sau ngủ trưa.
  • Tránh các hoạt động chịu tải lớn: tập tạ, mang xách nặng,…
  • Nếu bệnh nhân không thể di chuyển, có thể tập tại giường, ghế.
  • Có thể thay thế tập luyện bằng làm vườn, chăm sóc cây cảnh,…
  • Không nên tập khi đói, quá gần giờ đi ngủ.

Hoạt động thể chất giúp ngăn chặn bệnh ung thư hiệu quả. Ngoài việc luyện tập thường xuyên, bạn nên kết hợp với ăn uống khoa học để cải thiện lối sống. Với bệnh nhân ung thư, mức độ hoạt động thể lực phụ thuộc vào chế độ, thuốc điều trị,… Vì vậy, nên hỏi bác sĩ, chuyên gia vật lý trị liệu để hoạt động thể lực phù hợp.

Tập luyện giúp phòng chống ung thư hiệu quả

Tập luyện giúp phòng chống ung thư hiệu quả

 

Tên bệnh Ung thư.
Phòng chống Các cách phòng chống ung thư.
Nguyên tắc Nguyên tắc phòng chống ung thư hiệu quả.
Nên ăn Những thực phẩm hỗ trợ ngăn ngừa ung thư.
Nên kiêng Những thói quen cần bỏ để phòng chống ung thư.
Thảo dược Nấm lim xanh.
Thói quen Những thói quen cần bỏ: hút thuốc, thức khuya,…

Những thói quen cần bỏ để phòng chống ung thư

Những thói quen cần bỏ để phòng chống ung thư là gì? Lối sống, cách sinh hoạt hàng ngày là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh K. Những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại là nguyên nhân gia tăng khả năng bị ung thư. Dưới đây là những thói quen mà nhiều người mắc phải, cần phải loại bỏ để phòng chống bệnh K:

  • Ăn quá nhiều đường, ăn mặn.
  • Ngồi nhiều, không vận động có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư.
  • Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi.
  • Nhịn đại tiện có nguy cơ ung thư đại tràng.
  • Thói quen thức khuya, uống cà phê, trà bằng nước quá nóng.
  • Ăn ít trái cây và rau xanh.
  • Thường xuyên ăn thịt xông khói, xúc xích, đồ nướng.
  • Sử dụng nước xả vải tăng mùi hương chứa hóa chất độc hại.
  • Hút thuốc lá gây ung thư phổi, ung thư vòm họng.
  • Ăn nhiều thực phẩm chế biến.
  • Trang trí nhà cửa rườm rà: sơn, mùi hóa chất-nguyên nhân K phổi.
  • Dùng đồ đựng thực phẩm bằng xốp, đồ nhựa.
  • Thường xuyên tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.

Những thói quen xấu trên cần bỏ để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh ung thư. Bởi chúng có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì thế, hãy xây dựng lối sống lành mạnh, loại bỏ những thói quen gây ung thư khỏi cuộc sống.

Những thói quen cần bỏ để phòng chống ung thư

Những thói quen cần bỏ để phòng chống ung thư

Lối sống ngăn ngừa phòng tránh ung thư ai cũng nên biết

Xem thêm: https://vnexpress.net/suc-khoe/nhung-thoi-quen-song-giup-phong-ngua-ung-thu-3733115.html

Phòng chống ung thư tái phát

Phòng chống ung thư tái phát như thế nào? Y học hiện đại có thể giúp bệnh nhân vượt qua căn bệnh ung thư nhờ phát hiện sớm. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn còn sự lo âu, hoang mang về nguy cơ ung thư tái phát. Đặc biệt, khi tuổi cao, cơ thể lão hóa, sức đề kháng giảm, khả năng bệnh tái phát tăng. Ung thư tái phát khi điều trị ban đầu không thể loại bỏ tất cả các tế bào ung thư. Chúng sót lại và bắt đầu hình thành ra loại ung thư mới. Thậm chí sau khi chữa khỏi, ung thư vẫn có thể tái phát nếu bạn không biết cách phòng ngừa. Những cách phòng chống ung thư quay trở lại cụ thể như sau:

  • Chế độ dinh dưỡng tốt giúp giảm nguy cơ ung thư tái phát.
  • Ngừa ung thư tái phát bằng cách bổ sung Vitamin khi cần.
  • Tích cực vận động rèn luyện thể lực.
  • Đi khám ngay khi có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
  • Hãy luôn lạc quan khi đối diện với bệnh.

Ngăn chặn sự quay lại của bệnh ung thư khó khăn bởi việc ung thư tái phát khó kiểm soát. Hãy trao đổi với bác sĩ về những lo lắng và bận tâm đó để nhận được sự giúp đỡ. Điều này giúp bệnh nhân kiểm soát cảm xúc, giữ tinh thần lạc quan hơn sau điều trị ung thư. Duy trì lối sống lành mạnh, tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ giúp ngăn ngừa ung thư tái phát.

Phòng chống ung thư tái phát

Phòng chống ung thư tái phát

Những cách phòng chống ung thư phổi

Những cách phòng chống ung thư phổi là gì? Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư phổi là bệnh ung thư nguy hiểm hàng đầu. Bệnh ung thư phổi chiếm 13% tỷ lệ bệnh ung thư, có tỷ lệ tử vong cao gấp đôi: 26%. Đây cũng là bệnh có tỷ lệ người mắc phải cao nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng chống bệnh ung thư phổi bằng những cách dưới đây:

  • Bỏ hút thuốc: nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ung thư phổi.
  • Ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.
  • Tránh các loại khí độc, khí thải từ các phương tiện giao thông.
  • Tránh xa môi trường có không khí bị ô nhiễm.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thức uống có chất kích thích.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, hoạt động thể thao.
  • Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất tại nơi làm việc.
  • Đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Các cách ngăn ngừa bệnh ung thư phổi trên sẽ giúp bảo vệ lá phổi luôn khỏe mạnh. Nên có thói quen sử dụng các sản phẩm khoa học an toàn, lành mạnh. Không dùng máy móc có nhiều hóa chất, công suất điện cao ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể. Hãy bảo vệ phổi luôn khỏe mạnh bằng những thói quen tốt mà ai cũng có thế làm được.

Những cách phòng chống ung thư phổi

Những cách phòng chống ung thư phổi

Phòng chống ung thư vú

Phòng chống ung thư vú được thực hiện như thế nào? Ung thư vú là căn bệnh nguy hiểm đối với phụ nữ-đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Chị em không nên để các tế bào ung thư phát triển mới bắt đầu điều trị. Cần có biện pháp phòng ngừa ung thư vú để bảo vệ sức khỏe trước căn bệnh hiểm nghèo này. Cụ thể như sau:

  • Thường xuyên kiểm tra ngực, kiểm tra mật độ mô vú.
  • Quan sát các dấu hiệu lạ ở ngực.
  • Kiểm tra lịch sử bệnh của gia đình.
  • Tránh chụp X-quang nếu không cần thiết.
  • Tập thể dục mỗi ngày để ngăn ngừa bệnh tật, ung thư vú.
  • Không tự ý sử dụng liệu pháp Hormone sau mãn kinh.
  • Sinh con đầu lòng trước 30 tuổi và cho con bú.
  • Chế độ ăn giàu dinh dưỡng, chất chống Oxy hóa.
  • Hạn chế stress, lo âu, căng thẳng.
  • Tránh xa những thói quen xấu làm tăng khả năng ung thư.

Ngăn ngừa bệnh ung thư vú là chủ đề mà chị em phụ nữ quan tâm nhiều nhất. Chị em cần chú ý không thức khuya ảnh hưởng đến sắc đẹp, tăng khả năng mắc ung thư. Những thói quen tốt cho sức khỏe đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa K vú phát triển.

Phòng chống ung thư vú

Phòng chống ung thư vú

Phòng chống ung thư vòm họng

Phòng chống ung thư vòm họng như thế nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Ung thư vòm họng là một căn bệnh nguy hiểm, thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn cuối. Trên thực tế, số ca mắc căn bệnh này đang ngày càng gia tăng. Vì thế, phòng tránh là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng. Dưới đây là những cách phòng chống bệnh:

  • Có chế độ ăn uống hợp lý, đa dạng, cân bằng dưỡng chất.
  • Bỏ thói quen uống đồ lúc còn quá nóng.
  • Không ăn dưa muối, cà muối để hạn chế căn bệnh này.
  • Ăn nghệ giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư phát tán.
  • Không ăn nhiều đồ nướng.
  • Không dùng chất kích thích.
  • Rèn luyện thể dục, thể thao.
  • Điều trị sớm các bệnh tai, mũi, họng.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Phòng tránh bệnh ung thư vòm họng là việc cực kỳ quan trọng. Bởi đây là bệnh đứng thứ 4 trong 6 loại ung thư thường gặp nhất ở Việt Nam. Các triệu chứng ung thư vòm họng rất ít biểu hiện ra ngoài ở giai đoạn đầu (giai đoạn 1-2). Chính vì vậy, bạn nên có các biện pháp phòng tránh và thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe. Tế bào ung thư được phát hiện sớm sẽ được điều trị, tăng cơ hội chiến thắng ung thư.

Phòng chống ung thư vòm họng

Phòng chống ung thư vòm họng

Cách phòng chống ung thư dạ dày

Cách phòng chống ung thư dạ dày như thế nào? Đây là câu hỏi chung của rất nhiều người. Bởi K dạ dày là căn bệnh nguy hiểm, đứng thứ 5 trong số các bệnh ung thư hiện nay. Điều kiện sống thấp, ăn uống không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này. Do đó, ban nên thay đổi các thói quen đó để ngăn ngừa ung thư. Dưới đây là những cách phòng ngừa ung thư dạ dày:

  • Hạn chế ăn đồ muối, ăn mặn thường xuyên.
  • Không ăn đồ hun khói, nhiều dầu mỡ, biến dưới nhiệt độ cao.
  • Không ăn những thực phẩm nấm mốc.
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và hạn chế uống rượu bia.
  • Ăn nhiều rau quả tươi cung cấp chất xơ, Vitamin dồi dào.
  • Có thói quen ăn uống hợp lý: đúng giờ, đúng lượng.
  • Điều trị nhiễm Helicobacter Pylori gây K dạ dày.

Cách phòng ngừa K bao tử nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Để phòng ngừa K dạ dày, nên thiết lập thói quen ăn uống, sinh hoạt, lối sống khoa học, hợp lý. Bao giờ cũng vậy, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”; hãy bảo vệ bản thân trước bệnh ung thư dạ dày và những bệnh khác.

Cách phòng chống ung thư dạ dày

Cách phòng chống ung thư dạ dày

Cách phòng chống ung thư dạ dày đơn giản mà ai cũng phải biết

Xem thêm: https://tuoitre.vn/cac-cach-phong-ngua-ung-thu-da-day-20180706150402201.htm

Phòng chống ung thư bằng nấm lim xanh

Phòng chống ung thư bằng nấm lim xanh mang lại hiệu quả rất tốt. Trong nấm lim xanh chứa nhiều dược chất tốt giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả. Những chất này có tác dụng phòng chống và chữa ung thư như sau:

  • Beta và Hetero-glucans: kích thích hoạt động hệ miễn dịch.
  • Polysaccharide: ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
  • Triterpenes: giúp ổn định huyết áp của người bệnh.
  • Ling Zhi-8 protein: giảm tác dụng phụ, tế bào ung thư di căn.
  • Dược chất Germanium: tăng cường hệ miễn dịch.
  • Adenosine: giúp giảm đau khi điều trị ung thư.
  • Khoáng chất và Vitamin: bổ sung dưỡng chất cho người bệnh.

Phòng tránh bệnh ung thư bằng nấm cây lim hiệu quả đã được nghiên cứu, nhiều người bệnh chứng thực. Nấm gỗ lim giúp tăng cường hệ miễn dịch, đào thải độc tố ung thư ra ngoài cơ thể. Uống nấm gỗ lim được coi là phương pháp tốt nhất để hấp thụ các dưỡng chất có trong nấm. Để đạt hiệu quả chữa và phòng bệnh ung thư, người bệnh nên sử dụng nấm đã qua chế biến. Độc tố trong nấm được loại bỏ, làm giàu các dược chất giúp mang lại kết quả cao.

Phòng chống ung thư bằng nấm lim xanh

Phòng chống ung thư bằng nấm lim xanh

Nấm lim xanh

Nấm lim xanh

Xem thêm:

Xem thêm bài viết tương tự:

công dụng của nấm lim xanh có tác dụng chữa bệnh gì

5/5
Bác sĩ Võ Sơn Nhân Tháng Mười Hai 25th, 2023
Về tác dụng của nấm lim xanh rừng với cách dùng nấm lim xanh hiệu quả !
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
error: Content is protected !!
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button