Đột quỵ não với triệu chứng và thực đơn điều trị đột quỵ não tái phát

Đột quỵ não nguy hiểm và nguyên do, biểu hiện. Điều trị đột quỵ não cùng Đông y. Thực đơn kiêng ăn cho người đột quỵ não. Phục hồi chức năng sau chữa đột quỵ não. Thấy dấu hiệu đột quỵ não không nên làm gì? Nấm lim ngừa đột quỵ não tái phát.

Bệnh đột quỵ não (tai biến mạch máu não)

Bệnh đột quỵ não (tai biến mạch máu não)

Đột quỵ não là căn bệnh cướp đi sinh mạng nhiều người. Các dạng đột quỵ não xảy ra với nhiều nguyên nhân bất thường trong cơ thể. Tai biến mạch máu não là căn bệnh rất nguy hiểm vì biểu hiện đột ngột; diễn ra nhanh, không thể lường trước. Bởi vậy, khi thấy dấu hiệu đột quỵ não nên sơ cứu đúng quy trình; không nên tự cứu người khi không đủ kỹ năng. Người nhà cũng nên tìm hiểu phương pháp phục hồi chức năng sau điều trị đột quỵ não. Từ đó đưa ra chế độ thực đơn cho bệnh nhân chữa tai biến mạch máu não; lưu ý kiêng ăn những thực phẩm không tốt. Ngoài ra, có thể thực hiện theo phác đồ điều trị đột quỵ não cùng Đông y; hoặc dùng nấm lim xanh để phòng ngừa đột quỵ não tái phát.

Đột quỵ não là gì?

Đột quỵ não là gì? Đột quỵ não là hội chứng lâm sàng đặc trưng do mất đột ngột cấp tính nhiều chức năng não; bệnh tồn tại quá 24 tiếng hoặc gây tử vong trước 24 tiếng. Bệnh đột quỵ não còn được gọi là tai biến mạch máu não.

Đây được ví như là cơn đau não có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ nơi nào. Nó diễn ra khi lượng máu đến não bị gián đoạn. Lúc đó, các tế bào não sẽ bị thiếu Oxy rồi bắt đầu chết đi. Đến khi tế bào chết vì cơn đột quỵ, khả năng kiểm soát ở vùng não bị tổn thương giảm; khiến bộ nhớ với khả năng vận động bị giảm sút đáng kể.

Đặc điểm của căn bệnh này như sau:

  • Khi não thiếu Oxy, tế bào não sẽ chết sau đó vài phút.
  • Mỗi phút trôi qua, gần 2 triệu tế bào não chết đi.
  • Lúc này, người bệnh sẽ bị già hơn khoảng 3 tuần tuổi.
  • Bởi vậy, buộc phải “tái tưới máu” cho não bộ càng nhanh càng tốt.

Tai biến mạch máu não là căn bệnh có nguy cơ tử vong hàng đầu (sau ung thư, tim mạch). Đột quỵ não được coi là gánh nặng kinh tế cho gia đình cũng như xã hội. Theo số liệu từ Hội Đột quỵ Thế giới; cứ 6 người bình thường sẽ có 1 người bị tai biến mạch máu não. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ; tỷ lệ tử vong ở nam giới là khoảng 18% và nữ giới là 23%.

Đột quỵ não là gì và có đặc điểm ra sao?

Đột quỵ não là gì và có đặc điểm ra sao?

Các dạng đột quỵ não thường gặp là gì?

Các dạng đột quỵ não thường gặp là gì? Theo các phân tích khoa học cho thấy, nguyên nhân không đến từ những chấn thương; nó bị động mạch tổn thương chi phối. Hệ động mạch nuôi dưỡng não bắt đầu từ 2 nguồn: hệ động mạch đốt sống thân nền phía sau; hệ động mạch cảnh phía trước.

Bệnh đột quỵ não thường được xác định là 1 trong 2 dạng như sau:

  • Dạng 1: nhồi máu não (thiếu máu não).
    • Đây là tình trạng bị tắc nghẽn mạch máu lên não.
    • Mạch máu bị chặn bởi 1 cục máu đông (hay thiếu máu cục bộ).
    • Là dạng thường gặp, chiếm 75-85% trường hợp đột quỵ não.
  • Dạng 2: xuất huyết não.
    • Tình trạng này xảy ra là do mạch máu não đã bị vỡ.
    • Máu chảy vào trong não thất hoặc nhu mô não.
    • Có thể chảy máu ở khoang dưới nhện quanh não.
    • Trường hợp này ít phổ biến hơn nhưng lại nguy hiểm hơn.

Những dạng tai biến mạch máu não kể trên xuất phát từ nhiều cơ chế. Điển hình như: cơ chế cục tắc huyết khối, giảm tưới máu cục bộ hay toàn bộ.

Các dạng đột quỵ não thường gặp là gì?

Các dạng đột quỵ não thường gặp là gì?

Nguyên nhân và biểu hiện của đột quỵ não

Nguyên nhân và biểu hiện của đột quỵ não như thế nào? Đây là vấn đề nhiều người quan tâm, lo lắng. Sau đây là những căn nguyên gây ra tai biến mạch máu não cũng như những biểu hiện của nó:

Nguyên nhân gây nhồi máu não (thiếu máu não cục bộ):

  • Tắc hay hẹp động mạch lớn.
  • Tổn thương động mạch nhỏ (ở người tăng huyết áp và đái tháo đường).
  • Do bệnh lý về tim mạch (loạn nhịp tim, hẹp hở van tim, suy tim,…).
  • Các bệnh về mạch máu dễ tạo cục máu đông (bệnh đông máu,…).
  • Có khoảng 25% trường hợp là không tìm ra nguyên nhân.

Căn nguyên gây ra xuất huyết não:

  • Xuất huyết ở nhu mô hoặc trong não:
    • Do tăng huyết áp, tăng áp lực đến thành mạch tổn thương.
    • Dùng thuốc kháng đông, làm mỏng mạch máu gây xuất huyết.
  • Xuất huyết ở khoang dưới nhện:
    • Do vỡ phình mạch gây nên yếu thành động mạch.
    • Vỡ dị dạng động tĩnh mạch (AVM).

Các triệu chứng đột quỵ não:

  • Đột ngột tê cứng ở mặt, tay, chân, đặc biệt là nửa người.
  • Tự dưng nhìn không rõ (giảm sút thị lực).
  • Không cử động được chân tay (mất sự phối hợp điều khiển).
  • Đột ngột không nói được, không hiểu người khác nói gì.
  • Đầu đau rất dữ dội, mất thăng bằng.
  • Đột ngột đau ở mặt, chân.
  • Bị nấc, cảm thấy buồn nôn và mệt.
  • Đột ngột tức ngực, khó thở, tim đập nhanh bất thường.

Căn nguyên và triệu chứng đột quỵ não đã được làm rõ. Nếu gặp tình trạng trên, cần vào viện để chẩn đoán và điều trị. Với người bị tai biến thì thời gian là vàng; phải được xử lý nhanh để phòng biến chứng.

Nguyên nhân và biểu hiện của đột quỵ não

Nguyên nhân và biểu hiện của đột quỵ não

Tai biến mạch máu não có nguy hiểm không?

Tai biến mạch máu não có nguy hiểm không? Trên thực tế, đột quỵ não nặng hay nhẹ là tùy vào kích thước vùng não tổn thương. Nếu cơn đột quỵ ngắn thì chỉ gặp vấn đề nhỏ tạm thời. Tuy nhiên, nếu đột quỵ nghiêm trọng sẽ gây ra những biến chứng và hậu quả nặng nề. 2/3 số người sau đột quỵ não đã phải chấp nhận những di chứng. Cụ thể:

  • Tê liệt vĩnh viễn 1 bên cơ thể kèm đau và co cứng cơ.
  • Mất khả năng nói vì liệt cơ miệng, méo miệng.
  • Không đi lại được, hoạt động thường ngày bị cản trở.
  • Viêm phổi, trầm cảm, táo bón, loét do nằm lâu.
  • Tiểu tiện không tự chủ được.

Đột quỵ não nguy hiểm và để lại hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Nó làm thay đổi phần lớn cuộc sống của người bệnh trong quãng thời gian còn lại. Theo 1 số liệu thống kê, khoảng 20% ca tử vong trong 1 tháng, 5%-10% trong 1 năm. 10% số người hồi phục không gặp di chứng, 25-30% tự đi lại và phục vụ bản thân. Khoảng 20-25% đối tượng đi lại khó khăn, cần có hỗ trợ của người khác khi sinh hoạt. 15-25% còn lại thì phải phụ thuộc hoàn toàn vào người thân. Ngoài ra, người đột quỵ do thiếu máu não có nhiều cơ hội sống hơn người bị xuất huyết não.

Xem thêm: https://suckhoedoisong.vn/canh-giac-voi-can-benh-gay-tu-vong-dung-hang-thu-3-chi-sau-ung-thu-va-tim-mach-n164051.html

Tai biến mạch máu não có nguy hiểm không?

Tai biến mạch máu não có nguy hiểm không?

Khi thấy dấu hiệu bị đột quỵ não nên làm gì?

Khi thấy dấu hiệu bị đột quỵ não nên làm gì? Đây là trường hợp chủ yếu dành cho người nhà của bệnh nhân. Bởi người có biểu hiệu bệnh rất nhanh đi vào trạng thái mất nhận thức hay không nói được. Do đó, khi thấy dấu hiệu bất thường cần kiểm tra và hành động nhanh nhất có thể.

3 điều cần kiểm tra:

  • Xem gương mặt có cười không, 1 bên mặt xệ xuống hay không.
  • Khi giơ cánh tay, cẩn trọng nếu 1 trong 2 tay trùng xuống dưới.
  • Yêu cầu lặp cụm từ đơn giản, lưu ý nếu họ nói lắp, khó hiểu.
  • Kiểm tra cơ thể tỉnh táo hay hôn mê, đại tiện không tự chủ.

Khi đó, cần gọi cấp cứu ngay và thực hiện sơ cứu trước khi xe cứu thương đến:

  • Nếu bệnh nhân còn tỉnh:
    • Để họ nằm yên tĩnh, nới lỏng quần áo.
    • Khuyên thở sâu và thở chậm, nói chuyện để họ bình tĩnh.
    • Giữ đầu mát (chấm nhẹ đá lạnh lên đầu), thân ấm (áo khoác).
  • Bệnh nhân hôn mê:
    • Nếu còn thở nhanh hoặc chậm, ngừng thở phải hô hấp nhân tạo.
    • Lưu ý cấp cứu phải đảm bảo cung cấp đủ Oxy cho não, tim.
    • Nhanh chóng thực hiện, không để não thiếu Oxy quá 3 phút.
    • Kiểm tra nhịp tim, huyết áp ngay lập tức nếu có thể.

Khi thấy biểu hiện tai biến mạch máu não của người thân, nên làm đúng theo các nguyên tắc trên. Cần phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện trong khoảng 1 giờ; sau đó sẽ được chẩn đoán, điều trị khoảng 3 giờ. Mỗi phút giây lúc này đều vô cùng quan trọng với mạng sống người bệnh.

Khi thấy dấu hiệu bị đột quỵ não nên làm gì?

Khi thấy dấu hiệu bị đột quỵ não nên làm gì?

Dấu hiệu và xử lý khi bị tai biến mạch máu não 

Khi thấy dấu hiệu bị đột quỵ não không nên làm gì?

Khi thấy dấu hiệu bị đột quỵ não không nên làm gì? Đây là điều nhiều người thắc mắc. Bởi tác động sai cách sẽ vô tình làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh mà ta không biết. Sau đây là những lưu ý khi sơ cứu cho người bệnh:

  • Cố gắng không để bệnh nhân ngủ thiếp đi.
  • Không mạo hiểm để tự điều trị cho bệnh nhân.
  • Không châm cứu, đánh gió, bấm huyệt nhân trung.
  • Tuyệt đối không cố di chuyển đầu và cổ người bệnh.
  • Nghiêm cấm cho bệnh nhân ăn hoặc uống để tránh gây nghẹn.
  • Không được dùng thuốc Aspirin (dễ gây chảy máu trong).
  • Nếu bệnh nhân đã uống Aspirin, cần báo lại với bác sĩ.
  • Không cho dùng thuốc hạ huyết áp, trừ khi huyết áp trên 220/120 mmHg.
  • Tránh dùng thuốc hạ huyết áp để nhỏ dưới lưỡi.
  • Không tự lái xe để đưa người bệnh đến bệnh viện.

Nếu thấy biểu hiện bị tai biến mạch máu não thì không được tự ý làm những điều kể trên. Lý do bởi 2 dạng đột quỵ có nguyên nhân, cơ chế, cách điều trị đối nghịch nhau. Mạo hiểm sơ cứu nhưng chưa biết chắc chắn đúng hay sai sẽ khó lường trước được hậu quả.

Khi thấy dấu hiệu bị đột quỵ não không nên làm điều gì?

Khi thấy dấu hiệu bị đột quỵ não không nên làm điều gì?

Xem thêm: https://suckhoedoisong.vn/dot-quy-nao-can-xu-tri-som-va-dung-cach-n115346.html

Tên bệnh Đột quỵ não, tai biến mạch máu não.
Phân loại Nhồi máu não, xuất huyết não.
Nguyên nhân Nguyên nhân gây nhồi máu não và xuất huyết não.
Biểu hiện Đột ngột khó thở, đau đầu, khó cử động,…
Di chứng Liệt vĩnh viễn, không tự chủ được,…
Nên làm Việc cần làm khi thấy có dấu hiệu đột quỵ.
Không làm Việc không được làm nếu có dấu hiệu đột quỵ.
Điều trị Điều trị đột quỵ theo từng dạng bệnh.
Phục hồi Phương pháp phục hồi di chứng sau tai biến.
Thực đơn Thực đơn cho người đang điều trị đột quỵ não.
Phòng ngừa Phòng ngừa bệnh đột quỵ não và tái phát bệnh.
Thảo dược Thảo dược nấm lim xanh điều trị đột quỵ não.

 

Điều trị đột quỵ não

Điều trị đột quỵ não hiện nay có những phương pháp nào? Theo y học hiện nay, việc chữa trị phụ thuộc vào từng dạng bệnh; trong đó, đột quỵ thiếu máu cục bộ phổ biến và có nhiều cách chữa hơn. Sau đây là những phương pháp điều trị cụ thể:

Đối với đột quỵ thiếu máu não cục bộ:

  • Dùng nhóm thuốc chống tập kết tiểu cầu trong máu.
  • Thuốc trị bệnh đột quỵ: Plasminogen (tiêm tĩnh mạch thông thường).
  • Nguyên tắc: điều trị thuốc phải bắt đầu trong khoảng 3 giờ đầu.
  • Cắt ống thông Catheter trong trường hợp dùng thuốc không tan được máu đông.
  • Giải phẫu Craniotomy khi thuốc không làm giảm sưng được.
  • Mục đích: phá vỡ máu đông, làm loãng máu, giảm tích tụ áp lực.

Đối với đột quỵ xuất huyết:

  • Có thể dùng thuốc hạ huyết áp để làm chậm sự chảy máu.
  • Phẫu thuật: tùy thiệt hại về các mạch máu ở trong não.
  • Sửa chữa Endovascular:
    • Bác sĩ dùng sợi dây mỏng cùng ống.
    • Thông qua nhiều mạch máu để đến khu vực bị phình động mạch.
    • Thả cuộn dây bạch kim mềm (nhỏ bằng sợi tóc) vào.
    • Cuộn dây tạo ra mạng lưới giúp ngăn máu chảy đến phình động mạch.
  • Cắt phình động mạch:
    • Đặt kẹp vĩnh viễn để ngăn chảy máu nghiêm trọng hơn.

Phác đồ chữa trị tai biến mạch máu não hiện nay có thể kết hợp giữa nhiều phương pháp. Đó là Tây y hiện đại (phẫu thuật, dùng thuốc Tây y); y học cổ truyền (bài thuốc Đông y, bấm huyệt, châm cứu,…) kết hợp tập vật lý trị liệu,…

Điều trị đột quỵ não

Điều trị đột quỵ não

Phương pháp phục hồi chức năng sau điều trị đột quỵ não

Phương pháp phục hồi chức năng sau điều trị đột quỵ não là gì? Dù đã chữa kịp thời, nhưng nhiều người bệnh vẫn mắc phải những di chứng như liệt, giảm nhận thức,… Điều này gây đảo lộn cuộc sống của bệnh nhân và gia đình về cả thể chất lẫn tinh thần. Do đó, cần có những phương pháp phục hồi để cải thiện tình trạng bệnh như sau:

Liệt:

  • Thực hiện những bài tập để vận động tùy độ hồi phục sức khỏe.
  • Có thể tăng cấp độ tập từ nhẹ đến nặng.
  • Luyện khả năng cầm nắm đồ vật rồi đến đi lại.

Rối loạn ngôn ngữ:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia trị liệu về ngôn ngữ.
  • Giúp bệnh nhân học lại các kỹ năng giao tiếp.
  • Đồng thời giúp họ đỡ buồn chán hay cảm thấy bị cô lập.

Rối loạn cơ tròn gây thiếu tự chủ:

  • Người chăm sóc cần bảo đảm vệ sinh tốt cho bệnh nhân.
  • Tránh tình trạng vệ sinh không sạch sẽ gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Việc này cũng giúp tinh thần người bệnh thoải mái hơn.

Vấn đề nuốt và ăn uống (hay bị nghẹn):

  • Nên liên hệ với nhà trị liệu để lắng nghe lời khuyên.
  • Có thể thay đổi chế độ ăn uống (thực phẩm thái nhỏ, xay nhuyễn).

Cách loại bỏ di chứng sau chữa đột quỵ não ở trên là khuyến cáo của khoa học hiện đại. Ngoài ra, có thể kết hợp dùng các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ phục hồi. Bởi tính an toàn của nó mà khá nhiều người tin tưởng và lựa chọn.

Phương pháp phục hồi di chứng sau điều trị đột quỵ não

Phương pháp phục hồi di chứng sau điều trị đột quỵ não

Tìm hiểu về cách chăm sóc bệnh nhân đột quỵ não 

Điều trị đột quỵ não bằng bài thuốc Đông y

Điều trị đột quỵ não bằng bài thuốc Đông y ra sao để hiệu quả? Khi có di chứng liệt, mất trí, thần kinh ảnh hưởng,…; các bác sĩ khuyến cáo nên bổ sung châm cứu bấm huyệt, dùng các bài thuốc Đông y. Sau đây là 3 bài thuốc nổi bật giúp chữa trị di chứng đột quỵ não:

Bài thuốc chữa tai biến mạch máu não thứ nhất:

  • Địa long khô, đậu đen, lá rau ngót phơi khô.
  • Đem sao vàng, đổ nước vào rồi sắc lấy nửa chén.
  • Chia thành 2 bệnh uống trong ngày.
  • Nếu mới bị bệnh tai biến khoảng 10 ngày, chỉ cần dùng 3 thang.

Bài thuốc thứ hai là “Bổ dương hoàn ngũ thang”:

  • Dùng địa long, đương quy, xích thược, xuyên khung mỗi thứ 5g.
  • Hồng hoa và đào nhân mỗi thứ 5g, hoàng kỳ 100g.
  • Sắc với nước để lấy hơn 1 chén cô đặc.
  • Uống thành 2 lần trong ngày.

Bài thuốc chữa đột quỵ não thứ ba:

  • Kỳ tử lấy 30g, mạch đông môn 30g.
  • Đem sắc lấy nước và uống trong ngày.
  • Uống thay nước lọc.

Chữa tai biến mạch máu não bằng bài thuốc Đông y là một biện pháp được tin dùng. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị chứng rối loạn tiêu hóa, phân lỏng; thì không nên dùng bài thuốc thứ ba ở trên.

Điều trị đột quỵ não bằng Đông y

Điều trị đột quỵ não bằng Đông y

Thực đơn cho bệnh nhân điều trị đột quỵ não

Thực đơn cho bệnh nhân điều trị đột quỵ não là gì? Để chăm sóc sức khỏe cho người bệnh tốt, ngoài lập kế hoạch điều trị, vận động hợp lý; việc ăn uống cũng là điều cần được chú trọng. Do đó, có thể tham khảo chế độ như sau:

Tăng cường bổ sung các chất:

  • Vitamin, kháng chất: có trong hoa quả (nhất là Kali trong quả chuối).
  • Chất đạm: dùng thực phẩm có độ đạm trung bình (cá, thịt nạc, sữa,…).
  • Chất béo: dầu thực vật (hạn chế dùng chất béo động vật).

Bổ sung thực phẩm:

  • Các loại cá: cá trích, cá mòi, cá hồi, cá ngừ.
  • Trái cây: dâu tây, quýt, việt quất, mâm xôi.
  • Rau rủ nhiều chất xơ: bắp cải, cải cúc, cà rốt, súp lơ, muống,…

Có thể tham khảo thực đơn sau:

Bữa sáng:

  • 1 bát cháo tía tô thịt bằm.
  • 1 quả chuối.
  • Nửa quả trứng vịt.

Bữa trưa:

  • 1,5 bát cơm.
  • 50g thịt bò xào cùng 100g cà rốt, súp lơ.
  • 100g mùng tơi nấu ngao.
  • Tráng miệng với nửa quả xoài.

Bữa chiều:

  • 1 cốc sương sâm ly.
  • 1 bát cơm.
  • 100g rau sống.
  • 100g cá ngừ kho.

Bữa khuya:

  • 1 cốc sữa tươi khoảng 100ml.

Thực đơn cho bệnh nhân chữa trị tai biến mạch máu não không quá phức tạp; tuyệt đối không ăn mặn, chất béo, đồ kích thích. Các chất dinh dưỡng hay thực phẩm kể trên đây đều tốt cho người bị tai biến nhẹ và nặng; đồng thời dùng được cho cả người già.

Thực đơn cho người điều trị đột quỵ não

Thực đơn cho người điều trị đột quỵ não

Bệnh tai biến mạch máu não kiêng ăn gì?

Bệnh tai biến mạch máu não kiêng ăn gì? Bên cạnh vấn đề cung cấp dưỡng chất cần thiết cho bệnh nhân; trong chế độ ăn uống phải tránh nhiều loại đồ ăn làm tăng nguy cơ phát bệnh. Một vài loại thực phẩm bệnh nhân tai biến mạch máu não cần phải kiêng ăn gồm:

  • Hạn chế ăn nhiều muối và ăn mặn:
    • Muối gây cao huyết áp, làm áp lực máu tăng cao.
    • Không được ăn quá 5-6g muối/ngày.
  • Tránh sử dụng bia, rượu, thuốc lá, chất kích thích.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo như mỡ động vật, món chiên xào,…
  • Tránh ăn bơ, sữa đặc có đường, nội tạng động vật,…

Bệnh đột quỵ não kiêng ăn những đồ trên. Chế độ ăn uống tùy theo thể trạng, tình trạng bệnh. Với những người ít hoạt động thì liều lượng thức ăn nên ít hơn những người hoạt động nhiều. Việc duy trì chế độ ăn lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý sẽ đẩy lùi những tác nhân phát bệnh; sự tiến triển của bệnh đột quỵ não.

Bệnh tai biến mạch máu não kiêng ăn gì?

Bệnh tai biến mạch máu não kiêng ăn gì?

Phòng ngừa bệnh đột quỵ não

Phòng ngừa bệnh đột quỵ não có khó không? Mặc dù đột quỵ là căn bệnh gây tử vong, tàn phế cao; nhưng con người vẫn có thể phòng tránh nó được. Theo đó, có các cách ngăn ngừa như sau:

Hạ huyết áp:

  • Huyết áp cao dễ đột quỵ não gấp 4 lần bình thường.
  • Nên duy trì huyết áp khoảng dưới 135/85 mmHg.
  • Một số người cần đạt mục tiêu là 140/90 mmHg sẽ phù hợp.

Giảm cân:

  • Gắng đạt chỉ số khối cơ thể ở mức lý tưởng (BMI) là 25.
  • Chỉ số có thể ít hơn nhưng cần trao đổi với bác sĩ.
  • Ăn không quá 1.500-2.000 Kcal mỗi ngày (tùy trường hợp).

Tập thể dục để giảm huyết áp:

  • Nên tập với cường độ vừa phải và ít nhất là 5 ngày/tuần.
  • Nên dành 30 phút để tập luyện/ngày.

Hạn chế uống rượu bia:

  • Nếu uống 1 ly rượu/ngày, nguy cơ đột quỵ có thể thấp hơn.
  • Ưu tiên loại rượu vang đỏ chứa Resveratrol bảo vệ não và tim.

Điều trị rung tâm nhĩ giúp giảm 5 lần nguy cơ đột quỵ:

  • Khi nhịp tim nhanh, khó thở cần đi khám và điều trị.
  • Có thể dùng thuốc chống đông máu.

Điều trị bệnh tiểu đường:

  • Giữ lượng đường trong máu ổn định, theo dõi thường xuyên.

Từ bỏ thuốc lá:

  • Dùng các loại thuốc có hỗ trợ cai thuốc lá (viên Nicotine, miếng dán).

Cách phòng tránh bệnh tai biến mạch máu não này khá hiệu quả và được các chuyên gia khuyến cáo. Ngoài những điều kể trên, nếu cơ thể đang bị rối loạn Lipid máu cũng cần phải kiểm soát sớm.

Phòng ngừa bệnh đột quỵ não

Phòng ngừa bệnh đột quỵ não

Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ não tái phát

Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ não tái phát có khó không? Hiện nay, tỷ lệ tử vong sau đột quỵ đã giảm xuống, nhưng khả năng bị lại là khá cao. Nguy cơ bị tái phát lớn nhất là ở các tuần, tháng thứ nhất sau khi đột quỵ lần đầu. Có khoảng 25% bệnh nhân bị đột quỵ lần đầu sẽ tái phát trong vòng 5 năm. Bởi vậy, cần phải có biện pháp phòng tránh kịp thời, cụ thể như sau:

Những yếu tố gây ra nguy cơ tái phát gồm:

  • Độ tuổi lớn.
  • Có tiền sử bệnh động mạch vành, động mạch cảnh.
  • Có bằng chứng tắc động mạch ngoại biên, thiếu máu não.
  • Đã bị đột quỵ xuất huyết hoặc do lấp mạch.
  • Cơ thể mắc bệnh về đái tháo đường, van tim, rung nhĩ.
  • Là đối tượng nghiện rượu.

Phương pháp ngăn ngừa tái phát đột quỵ:

  • Thay đổi lối sống tích cực, suy nghĩ lạc quan vui vẻ.
  • Có chế độ ăn phù hợp với thể trạng.
  • Tăng cường tập luyện thể dục.
  • Phục hồi thần kinh bằng việc duy trì, cải thiện các chức năng.
  • Kiểm soát tốt những yếu tố nguy cơ (bệnh tật, thuốc lá,…).

Phương pháp phòng ngừa tai biến mạch máu não tái phát là vô cùng cần thiết. Bởi nó có thể quyết định sự sống còn hay những ảnh hưởng từ di chứng trong tương lai. Thêm vào đó, nếu lại gặp biểu hiện bất thường, lập tức gọi cấp cứu để chữa trị kịp thời.

Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ não tái phát

Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ não tái phát

Nấm lim xanh ngăn ngừa và hỗ trợ phục hồi đột quỵ não

Nấm lim xanh ngăn ngừa và hỗ trợ phục hồi đột quỵ não được không? Theo nghiên cứu chỉ ra, trong nấm lim chứa hơn 100 dược chất quý hiếm; bao gồm Triterpenes, Garnodermic, Vitamin, khoáng chất,… Các chất này có công dụng:

  • Tác dụng dẫn lưu máu rất tốt.
  • Làm giảm áp lực máu lên thành mạch.
  • Ngăn ngừa hiện tượng xơ vữa, tăng khả năng đàn hồi thành động mạch.
  • Hạ Cholesterol, kiểm soát huyết áp hiệu quả.
  • Làm tan các cục máu đông gây ra tắc nghẽn mạch máu.
  • Điều trị mỡ máu giúp giảm nguy cơ hình thành, tái phát đột quỵ.
  • Cung cấp nhiều dưỡng chất cho quá trình điều trị bệnh.

Cách dùng nấm lim xanh hỗ trợ ngăn ngừa, phục hồi sau đột quỵ:

  • Đem 20g nấm lim đã sơ chế sắc kỹ cùng 2 lít nước.
  • Cô cạn còn khoảng 1,5 lít rồi uống thành nhiều lần trong ngày.
  • Dùng nồi gốm để sắc, nước không để quá 24 giờ.
  • Ban đầu nên sử dụng với lượng nhỏ rồi tăng dần cho phù hợp.

Nấm gỗ lim phòng tránh và hỗ trợ chữa tai biến mạch máu não rất hiệu quả. Công dụng này đã được giới y khoa chứng minh và khuyên dùng. Sử dụng nấm lim xanh chính là giải pháp an toàn tối ưu cho người bệnh.

Nấm lim xanh ngăn ngừa và hỗ trợ phục hồi đột quỵ não

Nấm lim xanh ngăn ngừa và hỗ trợ phục hồi đột quỵ não

Bệnh đột quỵ não gây tử vong cao chỉ sau ung thư và tim mạch

Bệnh đột quỵ não gây tử vong cao chỉ sau ung thư và tim mạch

Bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ

Bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ

Xem thêm: Bệnh mỡ máu cao

Xem thêm:

Xem thêm bài viết tương tự:

công dụng của nấm lim xanh có tác dụng chữa bệnh gì

5/5
Bác sĩ Võ Sơn Nhân Tháng Mười Hai 22nd, 2023
Về tác dụng của nấm lim xanh rừng với cách dùng nấm lim xanh hiệu quả !
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
error: Content is protected !!
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button