Viêm khớp là gì? Triệu chứng và nguyên nhân của viêm khớp. Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp. Đối tượng có nguy cơ bị viêm khớp cao là ai? Các bài luyện tập cho bệnh nhân viêm khớp. Cơ chế hỗ trợ điều trị viêm khớp của nấm lim xanh.

Bệnh viêm khớp

Bệnh đau khớp là lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn
Viêm khớp là gì? Đây là một căn bệnh rất phổ biến hiện nay. Nó xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau và gây ra nhiều biến chứng. Triệu chứng của bệnh này còn tùy thuộc vào vị trí khớp viêm và loại viêm khớp. Nguyên nhân chủ yếu là do bị rối loạn chuyển hóa hoặc nhiễm khuẩn khớp. Để điều trị viêm khớp có thể dùng Tây y, Đông y,… Nấm lim xanh là vị thuốc được các bác sĩ khuyên dùng với những hiệu quả rất bất ngờ. Ngoài ra, người bệnh có thể tập thêm một số bài tập nhẹ nhàng; kết hợp chế độ ăn khoa học để tình trạng bệnh được cải thiện hơn.
Viêm khớp là gì?
Viêm khớp là gì? Đây là một thuật ngữ chung của tất cả rối loạn ảnh hưởng đến cấu trúc, hoạt động của khớp. Đây là một bệnh lý thường gặp, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động do đau đớn.
Dấu hiệu thường gặp nhất của viêm khớp là:
- Hạn chế tầm vận động của khớp.
- Đau tại khớp.
- Sưng, nóng, đỏ tại khớp và cứng các cơ liên quan đến khớp.
Có khoảng 100 loại viêm khớp, trong đó có thể là:
- Bệnh viêm khớp đơn thuần.
- Viêm khớp có ảnh hưởng đến các cơ quan khác.
Hai loại viêm khớp thường gặp nhất là viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA).
- Viêm xương khớp:
- Viêm xương khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất.
- Vị trí tổn thương chủ yếu của viêm xương khớp là sụn khớp, sụn.
- Đây là mô bao bọc các đầu xương.
- Nó có vai trò làm giảm ma sát và đảm bảo các đầu xương.
- Giúp dễ dàng trượt lên nhau khi vận động khớp.
- Khi bị viêm xương khớp làm các xương lệch khỏi vị trí bình thường.
- Làm các khớp khó chuyển động và biến dạng.
- Các khớp thường bị viêm đó là các khớp bàn tay, đầu gối,…
- Bệnh này thường xuất hiện ở tuổi trung niên, đặc biệt từ 40 tuổi.
- Viêm khớp có thể gặp ở người trẻ (sau chấn thương tại khớp).
- Viêm khớp dạng thấp:
- Đây là một bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.
- Vị trí tổn thương đầu tiên là các màng hoạt dịch.
- Sau đó làm rối loạn các thành phần khác trong khớp.
- Đối tượng thường mắc viêm khớp dạng thấp là phụ nữ trên 40 tuổi.
Viêm xương khớp gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Vì thế, cần điều trị ngay khi mắc phải căn bệnh này.

Viêm khớp là gì?
Triệu chứng của viêm khớp
Triệu chứng của viêm khớp là gì? Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Dấu hiệu của viêm khớp tùy thuộc vào vị trí khớp viêm và loại viêm khớp. Các triệu chứng cảnh báo bạn có thể bị viêm khớp bao gồm:
- Đau khớp khi vận động hoặc ngay cả khi không vận động.
- Hạn chế tầm vận động của khớp.
- Sưng và cứng khớp: thường gặp trong các bệnh lý viêm khớp cấp tính.
- Viêm tại chỗ hay vùng xung quanh khớp.
- Đỏ vùng da quanh khớp.
- Lạo xạo khi cử động các khớp, thường gặp và buổi sáng.
Ngoài ra, các triệu chứng ngoài khớp kèm theo có thể có như:
- Sốt.
- Phát ban hoặc ngứa.
- Khó thở.
- Sút cân.
Các dấu hiệu của bệnh viêm xương khớp rất rõ ràng. Nên đi khám ngay nếu thấy cơ thể xuất hiện một trong những triệu chứng kể trên.

Triệu chứng của viêm khớp
Nguyên nhân bệnh viêm khớp
Nguyên nhân bệnh viêm khớp tùy thuộc vào mỗi dạng viêm khớp. Bệnh viêm khớp bao gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ có nguyên nhân riêng. Tuy nhiên, có thể chia thành hai nhóm nguyên nhân sau:
- Các nguyên nhân tại khớp:
- Viêm sụn.
- Thoái hóa.
- Bào mòn sụn khớp.
- Nhiễm khuẩn tại khớp.
- Chấn thương khớp.
- Các nguyên nhân ngoài khớp:
- Do các rối loạn chuyển hóa (tăng Acid Uric trong bệnh Gout).
- Bất thường hệ thống miễn dịch, gây tổn thương các thành phần trong khớp.
- Các tình trạng đó làm ảnh hưởng tới hoạt động, cấu trúc của khớp.
- Từ đó, gây ra bệnh viêm khớp.
Lý do bệnh viêm xương khớp đã được nêu ở trên. Người đọc nên chú ý để theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân và người thân.

Nguyên nhân bệnh viêm khớp
Tên gọi | Bệnh viêm khớp. |
Triệu chứng | Đau khớp, sưng khớp, cứng khớp,… |
Nguyên nhân | Nhiễm khuẩn khớp, rối loạn chuyển hóa,… |
Đối tượng | Người cao tuổi, người béo phì,… |
Điều trị | Điều trị nội khoa, ngoại khoa, Đông y,… |
Phòng ngừa | Tập thể dục, chế độ ăn,… |
Đối tượng có nguy cơ bị viêm khớp
Đối tượng có nguy cơ bị viêm khớp là những ai? Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh này, hoặc tùy thuộc vào một số yếu tố. Cụ thể như sau:
- Tuổi:
- Người cao tuổi có tỷ lệ mắc các bệnh viêm khớp cao nhất.
- Do ảnh hưởng của các rối loạn chuyển hóa.
- Hoặc do tích tụ các chấn thương kéo dài.
- Trẻ em hoặc phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ bị viêm khớp.
- Giới:
- Bệnh viêm khớp gây ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới.
- Nghề nghiệp:
- Các công việc lao động nặng.
- Công việc phải ngồi lâu trong một tư thế.
- Vận động sai tư thế có tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp cao hơn.
- Chấn thương:
- Chấn thương tại khớp có thể gây viêm khớp cấp tính ngay lúc đó.
- Hoặc tăng nguy cơ viêm khớp sau này.
- Thừa cân:
- Làm tăng sức ép lên các khớp.
- Từ đó gây các bệnh viêm khớp.
- Hoặc đẩy nhanh quá trình viêm đã có sẵn tại khớp.
- Các rối loạn trao đổi chất:
- Ảnh hưởng đến sự nuôi dưỡng các thành phần của khớp.
- Xuất hiện các thành phần bất thường trong khớp.
Những người có nguy cơ bị viêm khớp có thể do rối loạn di truyền. Bên cạnh đó là các bệnh hệ thống miễn dịch cũng có thể tăng nguy cơ bệnh khớp.

Đối tượng có nguy cơ bị viêm khớp
Phòng ngừa bệnh viêm khớp
Phòng ngừa bệnh viêm khớp bằng cách nào? Viêm khớp là bệnh không phải lúc nào cũng phòng ngừa được. Tuy nhiên, thực hiện các biện pháp sau sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó giúp kiểm soát bệnh viêm khớp tốt hơn:
- Tập thể dục, các môn thể dục có thể được lựa chọn tùy vào:
- Độ tuổi.
- Điều kiện cụ thể.
- Duy trì cân nặng trong giới hạn cho phép.
- Đảm bảo an toàn trong lao động, hạn chế các chấn thương tới khớp.
- Ngồi và làm việc đúng tư thế.
- Khám định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Phòng tránh bệnh viêm xương khớp giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh này. Ngoài ra, bạn nên có một chế độ ăn và sinh hoạt khoa học, lành mạnh.

Phòng ngừa bệnh viêm khớp
Cách chẩn đoán bệnh viêm khớp
Cách chẩn đoán bệnh viêm khớp là gì? Mỗi bệnh viêm khớp đều có tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau về lâm sàng và các xét nghiệm. Chẩn đoán viêm khớp khi thấy đau tại khớp có các phương pháp sau:
- Khám bệnh:
- Hỏi các triệu chứng cơ năng.
- Thực hiện khám xác định tầm vận động của khớp, sự biến dạng khớp.
- Một số nghiệm pháp để xác định tràn dịch của khớp.
- Các xét nghiệm cơ bản:
- Tế bào máu ngoại vi.
- Tốc độ máu lắng.
- Protein phản ứng C (CRP).
- Xét nghiệm chức năng gan, thận.
- X-quang tim phổi, điện tâm đồ.
- Chụp X-quang khớp: phát hiện các biến đổi về cấu trúc của khớp.
- Chụp xạ hình xương.
- Các xét nghiệm khác về miễn dịch nếu viêm khớp dạng thấp như:
- Định lượng yếu tố dạng thấp( RH).
- Anti CCP.
Phương pháp chẩn đoán bệnh xương khớp hiện nay rất phổ biến. Người bệnh có thể đến các bệnh viện để thực hiện khám bệnh; làm những xét nghiệm như trên.

Cách chẩn đoán bệnh viêm khớp
Các biện pháp điều trị bệnh viêm khớp
Các biện pháp điều trị bệnh viêm khớp là gì? Ngoại trừ viêm khớp do nhiễm khuẩn, phần lớn các bệnh viêm khớp đều được coi là bệnh mãn tính. Vì vậy, điều trị dứt điểm bệnh viêm khớp hầu như là rất khó.
Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây viêm khớp nhưng mục tiêu điều trị chung là:
- Giảm đau.
- Trả lại mức độ hoạt động cho khớp.
- Hạn chế bệnh tái phát và ngăn ngừa biến dạng khớp.
Các phương pháp điều trị viêm khớp bao gồm:
- Điều trị nội khoa.
- Điều trị ngoại khoa.
- Điều trị bằng thuốc Đông y.
Những biện pháp chữa bệnh viêm xương khớp được đánh giá khá cao. Tùy vào kinh tế, mức độ phù hợp mà mỗi bệnh nhân nên lựa chọn phương pháp hợp lý nhất.

Các biện pháp điều trị bệnh viêm khớp
Bị đau khớp, người bệnh cần làm gì? | VTC
Xem thêm:
- Tác hại của nấm lim xanh nuôi trồng – Công dụng nấm lim rừng tự nhiên
- Cách sắc nấm lim xanh rừng tự nhiên điều trị bệnh ung thư thanh quản
- Nấm lim xanh rừng công dụng, tác dụng trong điều trị bệnh mỡ máu cao
- Cây nấm lim xanh rừng Tiên Phước hỗ trợ điều trị ung thư amidan
- Tác dụng của cây nấm lim rừng tự nhiên điều trị ung thư phế quản
Điều trị nội khoa viêm khớp
Điều trị nội khoa viêm khớp được áp dụng cho hầu hết các trường hợp. Có thể chỉ điều trị nội khoa bằng thuốc đơn thuần hoặc kết hợp với các phương pháp phẫu thuật.
Các thuốc giảm đau chống viêm thường dùng để điều trị trong bệnh viêm khớp là:
- Nhóm thuốc giảm đau chống viêm không Steroid (NSAID).
- Với các biệt dược như Mobic, Ibuprofen,…
- Corticoid có thể sử dụng chống viêm trong một số trường hợp.
Chữa viêm khớp theo nội khoa bằng các thuốc được dùng tùy theo từng loại viêm khớp. Bao gồm thuốc giảm đau chống viêm và các thuốc đặc hiệu cho từng nguyên nhân. Vì vậy việc sử dụng thuốc cần thực hiện theo chỉ định của thầy thuốc.

Điều trị nội khoa viêm khớp
Điều trị ngoại khoa viêm khớp
Điều trị ngoại khoa viêm khớp bằng phẫu thuật chỉ được chỉ định trong các trường hợp:
- Khớp không thể hoạt động được.
- Đau kéo dài không đáp ứng với điều trị nội khoa.
- Ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, thẩm mỹ của bệnh nhân.
Các phương pháp phẫu thuật bao gồm:
- Phẫu thuật tạo hình khớp để thay thế khớp.
- Phẫu thuật làm cứng khớp:
- Các đầu xương sẽ bị khóa lại với nhau.
- Khóa như vậy cho đến khi chúng được chữa lành.
- Tạo hình xương:
- Xương sẽ được phẫu thuật tái tạo.
- Điều đó đảm bảo thực hiện chức năng của khớp.
Chữa viêm khớp bằng ngoại khoa sẽ cho hiệu quả khá cao. Bên cạnh phương pháp điều trị chế độ sinh hoạt hợp lý rất cần thiết cho các bệnh nhân viêm khớp. Tập luyện thể dục và ăn kiêng là hai vấn đề cần được quan tâm. Tập thể dục thường xuyên và nhẹ nhàng sẽ giúp khớp dẻo dai hơn. Bơi lội hoặc yoga là một sự lựa chọn tốt cho các bệnh nhân viêm khớp; môn thể thao này sẽ giảm áp lực lên các khớp. Tuy nhiên, cần đảm bảo chế độ tập luyện vừa sức cho bệnh nhân. Nên giảm lượng tinh bột đặc biệt với các trường hợp béo phì; tăng các loại thức ăn có chứa chất Oxi hóa để giảm viêm.

Điều trị ngoại khoa viêm khớp
Điều trị viêm khớp bằng Đông y
Điều trị viêm khớp bằng Đông y có an toàn không? Viêm khớp dạng thấp là một bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn được. Nếu Tây y có nhiệm vụ điều trị các đợt bệnh bùng phát; thì Đông y có thể duy trì được giai đoạn ổn định bệnh lâu dài.
Hiện nay, những người mắc bệnh này có thể điều trị bằng Đông y với hiệu quả khá cao. Chi phí cũng thấp hơn khi điều trị bằng thuốc Tây y. Ưu điểm của phương pháp Đông y là thành phần trong các bài thuốc đều có nguồn gốc tự nhiên. Do vậy, thường có ít độc tính và cơ thể dễ dàng hấp thụ và thanh thải. Hầu hết các bài thuốc đông y chữa viêm khớp đều là các bài thuốc gia truyền. Các bài thuốc ngày càng được cải tiến để phù hợp với từng đối tượng sử dụng.
Trong dân gian vốn lưu truyền nhiều bài thuốc chữa đau xương khớp hiệu quả. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh hiệu quả của những bài này. Nhưng với những dược liệu dễ tìm, chi phí thấp, hiệu quả truyền miệng tốt; nhiều người vẫn lựa chọn chữa viêm đau khớp theo cách này. Một số bài thuốc chữa viêm đau khớp theo dân gian bạn có thể tham khảo như:
- Chữa đau xương khớp bằng lá lốt.
- Chữa viêm khớp bằng tinh bột nghệ.
- Chữa viêm khớp bằng ngải cứu.
- Rượu tỏi chữa viêm khớp.
Theo Đông y, nhiệm vụ đầu tiên là giải quyết tình trạng:
- Bế tắc kinh mạch.
- Tiêu viêm, giải độc.
- Thông kinh hoạt lạc.
- Khu phong, tán hàn, trừ phong thấp.
- Kết hợp với bổ thận, trị bệnh tận gốc, không tái phát.
- Loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng đau nhức, sưng viêm bên ngoài.
Một số bài thuốc Đông y chữa viêm khớp như:
Bài thuốc 1:
Nguyên liệu: phòng phong, độc hoạt, khương hoạt, hoàng cầm, quế chi, hy thiêm, mộc qua, thạch cao, chi mẫu,…
Tác dụng: khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, hóa thấp, sơ phong, thông kinh lạc,…
Bài thuốc 2:
Thành phần: hầu vĩ tóc, cẩu tích, tục đoạn, ba kích, đương quy, đẳng sâm, nhũ hương, ý dĩ,…
Tác dụng: bổ thận, sơ thông kinh lạc, dưỡng âm, ích khí, mạnh gân cốt, bồi bổ khí huyết,…
Bài thuốc 3:
Thành phần: bồ công anh, kim ngân cành, đơn đỏ, hồng xanh, vỏ gạo, bạc sau, nhân trần, rau má,…
Tác dụng: giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan, tiêu viêm bổ huyết, giảm phù nề, giảm dị ứng,…
Chữa viêm khớp bằng Đông y được xem là phương pháp an toàn được nhiều người lựa chọn. Các cách chữa viêm đau khớp bằng Tây y hay mẹo dân gian mặc dù có mang lại hiệu quả; nhưng không triệt để và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Điều trị viêm khớp bằng Đông y
Giảm đau nhức xương khớp bằng kinh nghiệm dân gian | VTC
Xem thêm: https://vtc.vn/10-loai-thao-moc-giam-dau-hieu-qua-cho-nguoi-viem-khop-d499101.html
Các bài tập hỗ trợ chữa viêm khớp
Các bài tập hỗ trợ chữa viêm khớp là gì? Để tăng hiệu quả điều trị và hạn chế bệnh tái phát; có thể kết hợp thêm các bài tập chữa đau khớp tại nhà. Dưới đây là những bài tập cụ thể:
- Bài tập đứng tay đơn kéo chân:
- Chân đứng rộng hơn vai.
- Co một chân về phía sau mông.
- Dùng tay ép sát chân vào mông.
- Giữ tư thế trong khoảng 30 giây và lặp lại với chân còn lại.
- Nên thực hiện mỗi lần khoảng 20 phút.
- Bài tập ngồi nâng chân đơn:
- Ngồi trên ghế, hai chân vuông góc.
- Từ từ nâng chân phải song song với sàn nhà, chân trái giữ nguyên.
- Giữ chân phải song song sàn nhà trong 30 giây.
- Sau đó chuyển sang chân trái, lặp lại động tác mỗi bên 10 lần.
- Bài tập nằm ngửa nhấc chân:
- Nằm ngửa với hai chân duỗi thẳng.
- Nâng từ từ chân phải lên cao, vuông góc với nền nhà.
- Dùng một chiếc dây để giữ thăng bằng cho chân phải.
- Giữ nguyên chân phải trong vòng 15 giây rồi chuyển chân.
- Lặp lại mỗi bên 10 lần.
Những bài tập hỗ trợ điều trị bệnh viêm xương khớp dễ thực hiện. Người bệnh nên tập luyện thường xuyên để nâng cao hiệu quả chữa bệnh.

Các bài tập hỗ trợ chữa viêm khớp
Bài tập Yoga trợ giúp chữa bệnh viêm khớp / Nguyễn Hiếu Yoga
Cơ chế chữa viêm khớp của nấm lim xanh
Cơ chế chữa viêm khớp của nấm lim xanh như thế nào? Từ xa xưa, nấm lim xanh đã được coi là một vị thuốc quý, có thể “chữa được bách bệnh”. Ngày nay, các nghiên cứu cho rằng nấm lim chữa đau nhức xương khớp rất tốt. Bởi trong loại nấm này chứa những vi chất rất quan trọng cho hệ xương khớp. Cụ thể, những dược chất đó có những tác dụng sau:
- Germanium, Polysaccharide, Selen giúp chống viêm, kháng khuẩn rất mạnh.
- Từ đó, hạn chế tình trạng viêm nhiễm khớp, giảm cơn đau.
- Canxi, Photpho, Vitamin D giúp xương chắc khỏe, tái tạo tế bào xương mới.
- Hỗ trợ chữa viêm khớp, ngăn ngừa loãng xương.
Cơ chế điều trị viêm khớp của nấm lim rừng đã được kiểm nghiệm. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để yên tâm hơn.

Cơ chế chữa viêm khớp của nấm lim xanh
Đau khớp gối ở bà bầu
Đau khớp gối ở bà bầu là do đâu và có nguy hiểm không? Có khá nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng đau khớp gối ở bà bầu. Cụ thể là:
- Do hiện tượng tăng cân ở bà bầu.
- Khiến trọng lượng của cơ thể gia tăng áp lực lên khớp gối.
- Lâu ngày sẽ khiến khớp gối bị đau.
- Thay đổi nội tiết cơ thể.
- Thai nhi phát triển sẽ lấy dinh dưỡng từ mẹ, trong đó có Canxi.
- Bà bầu nên bổ sung Canxi hợp lý.
- Nếu không đủ Canxi thì rất dễ gây loãng xương, đau khớp.
- Tiền sử bệnh tật liên quan khớp gối trước đó.
(Theo BS. Nguyễn Thùy Hương, Nguyên BS. Chuyên khoa II, Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Bạch Mai).
Khắc phục triệu chứng đau khớp gối trong thai kỳ:
- Duy trì việc tăng cân khi mang bầu ở mức hợp lý.
- Không nên để cơ thể tăng cân quá nhanh và quá nhiều.
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, tập thể dục hợp lý.
- Một số môn thể thao tốt cho bà bầu: yoga, bơi lội, đi bộ,…
- Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Bổ sung Canxi trong thời gian mang thai.
Khắc phục đau khớp gối ở bà bầu bằng thuốc Nam:
- Bài thuốc 1:
- Rang nóng muối hột, cho vào một mảnh vải túm lại.
- Lót lá đu đủ trên đầu gối bị đau, sau đó chườm muối nóng lên.
- Bài thuốc 2:
- Rang nóng lá ngải cứu với muối hột.
- Cho vào một mảnh vải, rồi chườm lên chỗ đau.
- Bài thuốc 3:
- Cho củ nghệ và phèn chua vào cối, giã nát.
- Đem bó vào chỗ đau sưng.
Ngoài ra, nếu bị đau sưng đầu gối do thấp khớp có thể dùng bài thuốc:
- Lá mướp hương, giã nát với muối.
- Đem bó chỗ sưng.
- Mỗi ngày làm 2 lần.
Đau sưng khớp gối ở phụ nữ mang thai là hiện tượng khá phổ biến. Nếu bà bầu từng có tiền sử bệnh liên quan khớp gối thì cần hỏi bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bà bầu dùng thuốc phù hợp và không gây hại cho thai nhi.

Đau khớp gối ở bà bầu

Bệnh xảy ra tại các cơ đầu nối xương khớp
Liên kết hữu ích
CÂN BẰNG DINH DƯỠNG VỚI THẢO DƯỢC NẤM LIM XANH Nấm lim xanh uống nhiều có tốt không? Cây Trắc Bách Diệp và #16 công dụng chữa bệnh không ngờ NẤM LIM XANH CHÍNH HÃNG ĐƯỢC BÁN VỚI GIÁ NHƯ THẾ NÀO Nấm lim xanh tự nhiên giá bao nhiêu, chữa bệnh gì và cách sử dụng Uống nấm lim xanh nhiều có tốt không tránh tác hại nấm lim xanh?- Nhận biết sớm ung thư phổi qua các dấu hiệu của bệnh
- Dấu hiệu bệnh tim mạch ít ai ngờ đến
- Thuốc điều trị viêm gan siêu vi B
- Chế độ ăn uống cho người bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì?
- Cách phòng tránh ung thư dạ dày cùng thói quen ăn uống sinh hoạt
- Phì đại tiền liệt tuyến với biểu hiện và cách điều trị u xơ tuyến tiền liệt
- Phòng tránh tai biến mạch máu não với chế độ dinh dưỡng và luyện tập
- Cách hạ đường huyết nhanh một cách tự nhiên và hiệu quả nhất