Nguyên nhân bệnh gout với dấu hiệu và cách điều trị bệnh gout hiệu quả

Nguyên nhân bệnh gout là gì? Nguyên nhân chính gây bệnh gout hiện nay. Nguyên nhân làm tăng bệnh gout theo Đông y, ở người béo phì, người trẻ tuổi. Nguyên nhân bệnh gout cấp tính, mạn tính, khó điều trị và biến chứng. Điều trị bệnh gout bằng nấm lim xanh.

Nguyên nhân bệnh gout với dấu hiệu và cách điều trị bệnh gout hiệu quả

Nguyên nhân bệnh gout với dấu hiệu và cách điều trị bệnh gout hiệu quả

Nguyên nhân bệnh gout là gì? Đây là câu hỏi chung của nhiều người. Bệnh gout là bệnh lý tổn thương ở sụn xương khớp, thường gặp ở nam giới. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh như: di truyền, tuổi tác, giới tính, béo phì, sử dụng thuốc,… Nguyên nhân chính gây bệnh thống phong là dùng chất kích thích, rượu bia, thực phẩm giàu đạm. Thừa cân, chế độ ăn uống không khoa học, chấn thương,… là nguyên nhân gia tăng bệnh gout. Bệnh thống phong cấp tính xả ra do chấn thương, nhiễm khuẩn cấp, ăn nhiều thịt, căng thẳng, lao động,… Căn nguyên của gout mạn tính do chủ quan chữa trị, sinh hoạt không lành mạnh, dùng thuốc tây,… Người trẻ ăn nhiều thịt đỏ, hải sản, ít ăn rau, lười vận động có nguy cơ cao mắc bệnh. Nên dùng nấm lim xanh chữa bệnh.

Nguyên nhân bệnh gout là gì?

Nguyên nhân bệnh gout là gì? Bệnh gout hay còn gọi là bệnh thống phong, là dạng bệnh viêm khớp rất phổ biến hiện nay. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là cơn đau nhức tại các khớp: gối, ngón chân, ngón tay, bàn chân,… Về mặt bệnh học, nguyên nhân hình thành bệnh gout là do rối loạn chuyển hoá Purin; làm gia tăng nồng độ Acid Uric trong máu. Lượng Acid Uric không đào thải hết tích tụ thành muối Urat dạng tinh thể rắn hình kim, sắc nhọn. Từ đó gây ra các cơn đau dữ dội, kèm theo sưng, nóng, đỏ ở các khớp.

Theo các chuyên gia, bệnh gout có thể xảy ra ở những người:

  • Tiền sử gia đình có người bị gout.
  • Nguy cơ mắc bệnh gout ở nam giới cao hơn nữ giới.
  • Thường xuyên sử dụng rượu bia và chất kích thích.
  • Người có vấn đề về cân nặng, đặc biệt là người béo phì.
  • Hay sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn.
  • Người được xác định bị nhiễm độc chì nặng.
  • Bẩm sinh cơ thể có khả năng sản sinh ra Acid Uric cao.
  • Người đang sử dụng một số loại thuốc: lợi tiểu, Packinson,…
  • Người đang sử dụng Vitamin có chứa Niacin.

Nguyên nhân gây bệnh thống phong ở nước ta là dùng chất kích thích, rượu bia, thực phẩm giàu đạm. Ăn thực phẩm có nhiều nhân Purin: canh chua, bạc hà,… cũng làm gia tăng nồng độ Acid Uric máu. Có trường hợp người bệnh uống nhiều nước nhưng tiểu ít và đổ nhiều mồ hôi; điều này khiến Acid Uric cô đọng trong máu chứ không đào thải được ra ngoài. Ngoài ra, nhịn tiểu tạo điều kiện để lượng Acid trên lắng xuống và trở thành nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân bệnh gout là gì?

Nguyên nhân bệnh gout là gì?

Cac-yeu-to-khien-nhieu-nguoi-mac-benh-gout

Bệnh gout gây ra các cơn đau nhức sưng tấy ở các khớp xương

Xem thêm: https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/cac-loai-benh/nguyen-nhan-va-trieu-chung-cua-benh-gut-384922.html

Những nguyên nhân chính gây bệnh gout

Những nguyên nhân chính gây bệnh gout là gì? Bệnh gout xuất hiện do lượng Acid Uric trong máu tăng cao, không được bài tiết khỏi cơ thể. Khi nồng độ Acid Uric máu vượt quá giới hạn tối đa độ hòa tan của Urat trong huyết tương; xuất hiện các triệu chứng ban đầu của bệnh thì có thể kết luận bệnh nhân mắc bệnh gout. Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh thống phong là gì? Có 3 nguyên nhân chính gây ra bệnh gout như sau:

Gout nguyên phát:

  • Chiếm tỷ lệ tương đối cao trong số bệnh nhân bị gout.
  • Nguyên nhân: di truyền, cơ địa, uống quá nhiều rượu, bia.
  • Chủ yếu ở nam, trung niên; số ít là nữ sau mãn kinh.

Bệnh gout thứ phát:

  • Xuất hiện do tăng Acid Uric máu sau một số bệnh khác.
  • Có thể gặp sau khi dùng nhiều, kéo dài một số loại thuốc.
  • Dùng các phương pháp diệt tế bào ác tính trong điều trị bệnh.
  • Gout thứ phát chiếm tỷ lệ thấp (5-10%), nhưng nặng, khó điều trị.
  • Trong nhóm bệnh này, phụ nữ chiếm tỷ lệ khá cao.

Gout do bất thường về Enzym:

  • Xảy ra khi có sự thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần Enzym.
  • Enzym tham gia vào quá trình chuyển hóa Acid Uric, gây rối loạn.
  • Gây ra bệnh gout khởi phát sớm ở trẻ em.
  • Hoặc bộc phát bệnh khi các em trưởng thành (rất nặng, hiếm gặp).

Những nguyên do chủ yếu gây bệnh gout trên hình thành và phát triển một cách âm thầm, từ từ. Điều này khiến người bệnh khó phát hiện, đôi khi các triệu chứng còn dễ nhầm lẫn với bệnh khác. Bệnh gout tiến triển 10-20 năm, đến giai đoạn cuối, bệnh nhân mất khả năng vận động; bắt đầu xuất hiện nhiều biến chứng ở thận, suy kiệt dần, có thể dẫn đến tử vong.

Những nguyên nhân chính gây bệnh gout

Những nguyên nhân chính gây bệnh gout

Nguyên nhân bệnh gout hiện nay

Nguyên nhân bệnh gout hiện nay gồm những gì là câu hỏi nhiều người quan tâm. Bệnh gout ngày càng phổ biến và trẻ hóa, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, cuộc sống của bệnh nhân. Chưa kể đến các biến chứng rất nguy hiểm như đột quỵ, tai biến,… dẫn đến tử vong. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bệnh gout ngày nay trở nên phổ biến hơn? Dưới đây là câu trả lời:

  • Do di truyền (chiếm 25%) nếu trong gia đình có người bị gout.
  • Hội chứng rối loạn chuyển hoá Gluxit-Protid-Lipit làm tăng nồng độ Acid Uric.
  • Nam giới trung niên mắc bệnh cao hơn.
  • Suy thận, bệnh lý suy giảm khả năng thanh lọc của cơ thể.
  • Dùng thuốc lợi tiểu: nguyên nhân gây bệnh thứ phát.
  • Do ăn uống và dùng chất kích thích.

Những nguyên nhân mắc bệnh gout hiện nay khiến bệnh trở nên khó chữa trị. Các loại thuốc đặc trị hiện nay chỉ làm giảm triệu chứng, không giải quyết nguyên nhân gốc rễ bệnh. Thậm chí còn còn có thể gây ra tác dụng phụ. Do đó, để điều trị bệnh gout hiệu quả người bệnh cần thay đổi ngay khẩu phần ăn hàng ngày. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều nhân Purin, tập thói quen sinh hoạt lành mạnh, vận động phù hợp.

Nguyên nhân bệnh gout hiện nay

Nguyên nhân bệnh gout hiện nay

 

Tên bệnh Gout, thống phong.
Nguyên nhân Các nguyên nhân gây bệnh gout.
Nguy cơ Do: chế độ ăn uống, thừa cân, mất nước.
Phân loại Bệnh gout cấp tính, mạn tính.
Thảo dược Nấm lim xanh.
Cách dùng Sắc nước.
Liều lượng 20g nấm lim xanh loại Thanh-Thiết-Bảo-Sinh.

 

Xem thêm: https://dantri.com.vn/suc-khoe/top-10-nguyen-nhan-gay-benh-gout-1168387779.htm

Nguyên nhân làm tăng nguy cơ bệnh gout

Nguyên nhân làm tăng nguy cơ bệnh gout là gì? Bệnh gout là một dạng đau đớn tột cùng bị ảnh hưởng bởi viêm khớp, ảnh hưởng đến khớp khác. Bệnh gout là bệnh viêm khớp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Dưới đây là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout:

  • Mất nước làm tăng nồng độ Acid Uric trong máu.
  • Thừa cân và béo phì tạo điều kiện hình thành bệnh gout.
  • Chế độ ăn uống chưa khoa học.
  • Mãn kinh ở phụ nữ.
  • Khớp bị chấn thương làm Acid Uric dễ lắng đọng hơn.
  • Cơ thể trong tình trạng tăng Acid Uric máu: mang giày chật,…
  • Khoảng 20-25% bệnh nhân bị gout có tiền sử gia đình mắc bệnh.
  • Aspirin, Acid Vcetylsalicylic Acid (ASA): thuốc kháng viêm và giảm đau.

Nguyên do khiến bệnh thống phong ngày càng gia tăng đã được liệt kê ở trên. Dựa vào đó, bạn nên thiết lập cho mình lối sống khoa học với chế độ ăn uống hợp lý; kết hợp với luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Từ đó, giảm thiệu được các nguy cơ gây bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân làm tăng nguy cơ bệnh gout

Nguyên nhân làm tăng nguy cơ bệnh gout

9 nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút

Nguyên nhân bệnh gout cấp tính

Nguyên nhân bệnh gout cấp tính là gì? Bệnh gout thường được người bệnh nhắc đến với một đặc trưng điển hình là cơn đau gout cấp tính. Khi cơn đau gout cấp khởi phát sẽ tác động lên vùng khớp, làm sưng đỏ. Cơn đau gout xuất hiện khi lượng Acid Uric trong máu tăng lên một cách đột ngột. Khả năng đào thải kém khiến Acid Uric tồn đọng, hình thành nên các cơn gout cấp tính. Dưới đây là trường hợp tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các cơn đau cấp:

  • Sau một bữa ăn nhiều rượu thịt.
  • Sau chấn thương hoặc phẫu thuật.
  • Sau khi lao động nặng, đi lại nhiều, đi giày quá chật.
  • Sau sang chấn về tinh thần: xúc động, quá căng thẳng, lo lắng,…
  • Nhiễm khuẩn cấp.
  • Sau khi dùng một số thuốc như lợi tiểu nhóm Chlorothiazid, Vitamin B12,…

Lý do dẫn tới bệnh thống phong cấp tính khoảng 50% có dấu hiệu báo trước. Tuy nhiên, người bệnh thường thờ ơ, không quan tâm, đến khi bệnh nặng hơn mới chữa trị. Một số trường hợp điều trị không đúng dẫn đến bị tàn phế, tháo khớp, thậm chí là tử vong. Vì vậy, cần trang bị về nguyên nhân của bệnh gout để thể chủ động phòng tránh, điều trị.

Nguyên nhân bệnh gout cấp tính

Nguyên nhân bệnh gout cấp tính

Nguyên nhân bệnh gout mạn tính (mãn tính)

Nguyên nhân bệnh gout mạn tính là gì? Sau khi mắc bệnh gout, người bệnh rất dễ chuyển sang giai đoạn gout nặng: gout lắng đọng/gout mạn tính. Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân khiến thống phong chuyển sang giai đoạn mãn tính có rất nhiều. Có thể kể đến như:

  • Chủ quan: yếu tố chính dẫn đến tình trạng gout mãn tính.
  • Không được điều trị kịp thời, gout phát triển thành mạn tính.
  • Chế độ sinh hoạt không lành mạnh.
  • Dùng thuốc tây quá nhiều, quá liều, tiêm khi đau gout cấp tính.
  • Không sử dụng đúng thuốc trị gout chất lượng để điều trị bệnh.

Căn nguyên gây bệnh thống phong mãn tính đã được kể như trên. Gout mạn tính rất dai dẳng, khó trị, dễ tái phát, nhiều rủi ro và gây biến chứng nặng nề. Để tránh việc bệnh gout chuyển sang mãn tính, người bệnh cần thường xuyên theo dõi diễn biến của bệnh. Cùng với đó là chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động phù hợp.

Nguyên nhân bệnh gout mạn tính

Nguyên nhân bệnh gout mạn tính

Nguyên nhân bệnh gout ở người trẻ tuổi

Nguyên nhân bệnh gout ở người trẻ tuổi là gì? Gout là bệnh có thể bắt gặp ở bất cứ ai, bất cứ đối tượng và độ tuổi nào. Tuy nhiên, tỷ lệ người trẻ tuổi mắc bệnh thống phong đang có xu hướng ngày càng tăng cao. Vậy đâu là nguyên nhân của bệnh gout ở người trẻ tuổi? Dưới đây là những nguyên nhân chính:

  • Khoảng 20% người trẻ mắc bệnh bởi gia đình có người bị gout.
  • Người trẻ thường xuyên sử dụng bia, rượu và các chất kích thích.
  • Ăn quá nhiều thịt đỏ, hải sản, những đồ ăn giàu chất đạm.
  • Lười ăn rau, quả: hình thành muối Urat trong khớp, gây bệnh gout.
  • Sử dụng quá nhiều đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, đóng hộp,…
  • Lười vận động, ngồi nhiều, dễ gây lắng đọng Acid Uric.
  • Lười uống nước, nhịn tiểu cũng là nguyên nhân của bệnh gout.
  • Làm văn phòng nhiều khiến hoạt động thể chất không đủ.

Nguyên do bệnh thống phong ở người trẻ ngày càng nhiều do di truyền, lối sống không khoa học. Với người trẻ, khi bệnh mới trong thời kì đầu, hãy tự đặt ra liệu pháp điều trị hợp lý. Cùng với đó là kết hợp ăn kiêng sẽ giúp xua tan căn bệnh gout ra khỏi cuộc sống. Để hạn chế chất đạm, loại bỏ Acid Uric ra ngoài, người bệnh nên ăn nhiều rau, củ quả tươi. Tuyệt đối không nên sử dụng rượu bia. Hãy tập luyện thể dục hằng ngày để cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh bệnh gout từ khi còn trẻ.

Nguyên nhân bệnh gout ở người trẻ tuổi

Nguyên nhân bệnh gout ở người trẻ tuổi

Nguyên nhân bệnh gout ở người béo phì

Nguyên nhân bệnh gout ở người béo phì là gì? Béo phì không phải nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gout, nhưng là nguy cơ dẫn đến căn bệnh này. Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức tại một vùng cơ thể hay toàn thân; đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Nguyên nhân chính của béo phì là sự mất cân bằng năng lượng nạp và tiêu hao của cơ thể. Bệnh gout và béo phì có cùng chung một đặc điểm là các rối loạn chuyển hóa. Theo các thống kê, có khoảng 50% bệnh nhân gout có dư cân trên 20% trọng lượng cơ thể. Nguy cơ béo phì làm gia tăng bệnh gout là do một số lý do sau:

  • Người béo phì ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất đạm, chất béo.
  • Người béo phì có nồng độ Acid Uric máu cao hơn người thường.
  • Ăn quá nhiều các thức ăn chứa nhân Purin (nguồn Purin ngoại sinh).
  • Giảm bài tiết Acid Uric qua thận.
  • Béo phì làm tăng tổng hợp Acid Uric máu, giảm thải Acid Uric niệu.
  • Người béo phì thường gặp tình trạng tăng mỡ máu, Acid Uric máu.

Căn nguyên bệnh thống phong ở người béo phì do tình trạng mỡ thừa dẫn đến nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, triệu chứng mắc gout ở người thừa cân béo phì và người bình thường là giống nhau. Như: sưng ở các khớp, nóng, đau,… cơn đau thường xảy ra vào ban đêm, phần khớp nhạy cảm. Các cơn đau sẽ giảm dần 3-7 ngày và cơn đau sẽ xuất hiện nhiều trong đợt tái phát sau.

Nguyên nhân bệnh gout ở người béo phì

Nguyên nhân bệnh gout ở người béo phì

Những thực phẩm nào là nguyên nhân gây ra bệnh gút?

Nguyên nhân bệnh gout theo Đông y

Nguyên nhân bệnh gout theo Đông y là gì? Đây là vấn đề nhiều ngừi quan tâm. Theo Tây y, nguyên nhân gây nên bệnh gout là do tăng Acid Uric trong máu; gây lắng đọng tinh thể Acid Uric ở xung quanh khớp và gây cơn gout cấp. Nếu không được điều trị, có thể gây lắng đọng muối Urat tại thận và gây bệnh sỏi thận. Tuy nhiên, theo Đông y, bệnh thống phong còn xuất phát từ 3 nhóm nguyên nhân, đó là:

Do trúng phong thấp:

  • Phong (gió) hay gặp vào mùa xuân.
  • Phong dễ gây tổn thương can (gan).
  • Nên khi trúng phong dễ bị đau nhức xương khớp.
  • Thấp (ẩm) hại tỳ (dạ dày): gây rối loạn chuyển hóa, sinh đau.

Do tình chí căng thẳng kéo dài:

  • Sợ hãi quá hại thận.
  • Thận yếu, xương cốt bị ảnh hưởng và dễ bị biến dạng.
  • Lo nghĩ quá cũng gây hại tỳ, rối loạn chuyển hóa, sinh đàm.
  • Đàm di chuyển trong huyết gây tắc trở kinh lạc mà sinh đau.

Cuối cùng là do chế độ sinh hoạt không theo một nguyên tắc nào:

  • Lúc quá vui, mệt, ăn ngủ thất thường gây khí tán, huyết ứ.
  • Khí trệ huyết ứ dễ gây ra cơn đau gout cấp.
  • Ăn uống nhiều chất bổ, ít vận động, đàm trệ càng tăng.
  • Từ đó hình thành nguy cơ cao bị thống phong.

Nguyên do gây bệnh thống phong trong Đông y là do chế độ ăn uống quá dư thừa. Thông thường, bệnh khác khi ốm đau nên bồi bổ nhiều chất dinh dưỡng, nhưng bệnh gout thì ngược lại. Ngoài ra, khí hậu ẩm thấp và gió lạnh tạo điều kiện thuận lợi cho thống phong xuất hiện. Uất ức giận hờn, lao động căng thẳng, chấn thương khiến huyết bị hủy hoại; từ đó làm can, thận, tỳ suy yếu cũng xuất hiện thống phong. Vì thế, nguyên tắc điều trị Đông y là chú ý công năng ba tạng tỳ-can-thận, khu phong, hoạt huyết.

Nguyên nhân bệnh gout theo Đông y

Nguyên nhân bệnh gout theo Đông y

Nguyên nhân gây ra biến chứng bệnh gout

Nguyên nhân gây ra biến chứng bệnh gout là gì? Gout là một dạng viêm khớp, đối tượng cao thường bị gout là nam giới từ 30 tuổi trở lên. Khi lượng Acid Uric trong máu tăng cao, tinh thể muối Urát ứ đọng tại khớp gây lên biến chứng. Biến chứng bệnh gout khó chữa trị, đau nhức xương, ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày của người bệnh.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh gout:

  • Hạt Tophi: ảnh hưởng đến thẩm mỹ, giảm chức nặng vận động khớp.
  • Gây suy thận, tăng nguy cơ sỏi thận, viêm khe thận, cầu thận.
  • Gây hỏng khớp, bại liệt chi.
  • Tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến.
  • Điều trị sai gây bệnh lao, loãng xương, gãy xương, đái tháo đường,…

Nguyên nhân gây nên các biến chứng bệnh gout:

  • Sự hình thành hạt Tophi khi bệnh gout bước sang giai đoạn cuối.
  • Các hạt sỏi Urat được hình thành ở thận.
  • Lạm dụng viên chống viêm giảm đau Steroid.
  • Các biến chứng bệnh gout do dùng Colchicin quá liều.
  • Các biến chứng do bị dị ứng thuốc như Allopurinol, Corticoid, kháng sinh.

Nguyên do gây nên biến chứng của thống phong nặng nề nhất là lạm dụng thuốc giảm đau Corticoid. Đây là gánh nặng lớn bởi thuốc nhóm này rẻ, dễ mua, giảm đau nhanh chóng nên hay được dùng. Bệnh nhân uống thấy giảm đau tốt nghĩ là thuốc đắt tiền tốt, lần sau bị lại uống. Thế nhưng, thuốc nhóm này làm giảm thải Acid Uric qua thận, tích tụ hạt Tophi, bệnh thành mãn tính. Không những thế, dùng quá liều Corticoid còn làm đục thủy tinh thể, xuất huyết tiêu hóa, suy thượng thận,… Vì vậy, cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả chữa bệnh, tránh được biến chứng.

Nguyên nhân gây ra biến chứng bệnh gout

Nguyên nhân gây ra biến chứng bệnh gout

Nguyên nhân khiến bệnh gout khó điều trị

Nguyên nhân khiến bệnh gout khó điều trị là gì? Gout là bệnh lý viêm khớp, gây ra do sự rối loạn nồng độ Acid Uric trong cơ thể. Căn bệnh này khiến người bênh gặp khó khăn trong sinh hoạt: đau nhức khó chịu, sưng, đỏ, cứng khớp,… Việc điều trị bệnh thống phong cũng không hề đơn giản bởi những lý do sau:

  • Các loại thuốc tây chỉ giảm nhanh triệu chứng của bệnh gout:
    • Các loại thuốc: Colchicin, nhóm giảm đau không Steroid, Glucocorticoid,…
    • Chỉ sau vài ngày, người bệnh sẽ thấy giảm các cơn đau.
    • Người bệnh lầm tưởng bệnh đã khỏi, chủ quan hơn trong điều trị.
  • Tác dụng phụ của thuốc tấy với sức khỏe bệnh nhân:
    • Các loại thuốc có tác dụng giảm đau tạm thời, thời gian ngắn.
    • Tác dụng phụ: dị ứng, ngứa, rối loạn tiêu hóa, tăng huyết áp,…
  • Không lường trước các biến chứng bệnh gout:
    • Do người bệnh sinh hoạt không khoa học, chủ quan trong điều trị.
  • Hệ miễn dịch, chức năng gan, thận suy giảm ở người cao tuổi:
    • Đối tượng chính: nam giới sau 30 tuổi, phụ nữ sau mãn kinh,…
    • Nguy cơ, biến chứng của bệnh tăng dần theo độ tuổi.
    • Đặc biệt, người cao tuổi sức đề kháng giảm dễ gây hạt Tophi.

Những nguyên do trên khiến bệnh thống phong trở nên khó điều trị hơn. Bệnh gout không thể điều trị khỏi hoàn toàn; nhưng có thể phòng tránh bằng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Vì vậy, hãy xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh để ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

Nguyên nhân khiến bệnh gout khó điều trị

Nguyên nhân khiến bệnh gout khó điều trị

Cách sắc nước nấm lim xanh điều trị bệnh gout

Cách sắc nấm lim xanh điều trị bệnh gout như thế nào? Nấm lim xanh chứa hàm lượng cao Germaniun, Selen, Polysaccharide,… giúp kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ; từ đó làm giảm tình trạng viêm, sưng tại các khớp xương, giảm đau cho bệnh nhân. Theo Đông y, sắc nước nấm lim là phương pháp tốt nhất để hấp thụ dưỡng chất trong nấm. Nấm lim xanh được sử dụng trong phòng ngừa và chữa trị bệnh gout cho tác dụng rất hiệu quả. Có nhiều trường hợp, người bệnh gout hết đau chỉ sau vài giờ uống nước sắc nấm lim xanh. Dưới đây là phương pháp sắc nấm cây lim điều trị bệnh gout:

  • Sử dụng 20g nấm lim xanh đã qua chế biến.
  • Đun cùng với 2 lít nước trong khoảng 30 phút.
  • Sắc kỹ và để nước cạn dần còn khoảng 1,5 lít.
  • Chia làm 3-5 phần và uống làm nhiều lần trong ngày.

Lưu ý khi uống nấm lim xanh:

  • Sử dụng trong vòng 24 giờ.
  • Nên bắt đầu với liều lượng nhỏ khi mới uống.
  • Từ từ tăng dần liều lượng sau 1 tuần đến ngưỡng phù hợp.
  • Tăng lượng nấm lim lên 2 lần nếu cơ địa ít dung nạp.
  • Nếu không uống được nhiều nước có thể cô đặc lại.
  • Nên hỏi ý kiến bác sĩ khi kết hợp điều trị Đông-Tây y.
  • Uống trước hoặc sau khi dùng thuốc Tây 30 phút.
  • Kiên trì uống từ 2-5 tháng để nấm phát huy tác dụng.

Phương pháp nấu nước nấm cây lim chữa bệnh gout đơn giản và dễ thực hiện. Nấm lim xanh đã qua chế biến chữa bệnh gout hiệu quả thông qua cơ chế thanh lọc cơ thể. Hàm lượng Acid Uric trong máu được trung hòa sẽ ngăn ngừa các diễn tiến âm thầm của bệnh. Từ đó các khớp được tái tổ chức lại chức năng và hoạt động tốt hơn.

Cách sắc nước nấm lim xanh điều trị bệnh gout

Cách sắc nước nấm lim xanh điều trị bệnh gout

Xem thêm : Sản phẩm nấm lim xanh

Xem thêm:

Xem thêm bài viết tương tự:

công dụng của nấm lim xanh có tác dụng chữa bệnh gì

5/5
Dược sĩ Cấn Văn Khương Tháng Mười Hai 25th, 2023
Về tác dụng của nấm lim xanh rừng với cách dùng nấm lim xanh hiệu quả !
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
error: Content is protected !!
Tư vấn miễn phí
Chat facebook
Chat trên Zalo