Nấm sữa kefir với tác dụng của nấm sữa kefir cách dùng nấm sữa

Nấm sữa Kefir là gì? Đặc điểm và tác dụng của nấm sữa Kefir. Cách dùng nấm sữa chua. Hình ảnh của nấm sữa chua Kefir.

Nấm sữa là gì với đặc điểm và tác dụng của nấm sữa như thế nào?

Nấm sữa là gì với đặc điểm và tác dụng của nấm sữa như thế nào?

Tổng quan về nấm sữa

Nấm sữa là gì?

Nấm sữa hay nấm sữa Kefir là cùng một loại nấm. Nó còn được gọi với tên khác là nấm tuyết Tây Tạng, nấm Tuyết Liên, sữa chua Kefir, nấm Kefir…Loại nấm này được lên men lactic nhờ vi khuẩn và chứa rất nhiều enzim có lợi cho sức khỏe.

Hình ảnh nấm sữa

Hình ảnh nấm sữa

Nấm sữa Tây Tạng thường ăn sữa tươi, sản sinh ra loại men có lợi cho hệ tiêu hóa. So với sữa chua, nấm sữa mang lại nguồn giá trị dinh dưỡng cao hơn nhiều.

Nguồn gốc của nấm sữa?

Nấm sữa trở nên phổ biến ở Việt Nam là nhờ du nhập từ Tây Tạng. Đây là vùng đất nằm giữa hai nền văn minh Ấn Độ và Trung Quốc. Trong một lần sang Ấn Độ, có người đã tình cờ thấy người dân Tây Tạng nuôi con nấm này nên tìm hiểu. Sau khi biết công dụng tuyệt vời của nấm sữa, người đó đã hỏi cách nuôi và xin giống mang về.

Nhờ sự nghiên cứu và phân tích của các nhà khoa học, công dụng của nấm sữa Kefir đã được khám phá ra ngày càng nhiều. Vì thế, loại nấm này được sử dụng khá rộng rãi ở Việt Nam.

Nấm sữa đã giúp rất nhiều người khỏi bệnh nhờ công dụng thần kì của mình. Tuy nhiên, hiện nay không còn nhiều người có thể duy trì việc nuôi con nấm sữa này nữa.

Đặc điểm nhận biết nấm sữa 

Nấm sữa có hình dạng giống bỏng mẻ của rượu nếp. Nó có màu trắng tựa như bông súp lơ và mang mùi thơm ngậy của sữa. Tốc độ sinh trưởng loại nấm này cũng rất nhanh. Dù chỉ nuôi một nhúm nấm sữa nhỏ, nhưng sau 1 tuần nó sẽ sản sinh ra rất nhiều. Số lượng con nấm sinh trưởng mạnh đến nỗi có thể sử dụng không hết.

Thời gian để nấm lên men là từ 12 tiếng đến 24 tiếng. Sau khoảng thời gian này, nấm sẽ thành giấm sữa có vị chua.

Loại nấm này không nhiều người bán. Những người có nhu cầu thường tự mình duy trì nuôi nấm ở nhà. Cách thực hiện cũng khá đơn giản nên người sử dụng thường không gặp khó khăn gì trong quá trình nuôi. Họ nuôi cấy vừa để đáp ứng nhu cầu của bản thân và gia đình, vừa dùng để biếu hoặc cho.

Xem thêm:

Công dụng của nấm sữa 

Nấm sữa Kefir hay còn gọi là nấm sữaTây Tạng không chỉ là một loại thực phẩm, mà nó còn là dược phẩm quý. Nó chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu, có lợi cho sức khỏe như vitamin. Nhiều người đã sử dụng và cho rằng chúng rất hiệu quả với bệnh.

Sử dụng nấm sữa giúp nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch

Nấm sữa không làm cho người ăn béo lên mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, nhờ khả năng chống lại vi rút xâm nhập gây bệnh nên nó sẽ khiến người sử dụng cảm thấy ngon miệng khi ăn uống.

Nấm sữa giúp điều trị bệnh tim, suy thận, thiếu máu, hô hấp và đường tiêu hóa

Một số căn bệnh liên quan đến tim mạch và đường tiêu hóa sẽ được cải thiện đáng kể nếu kiên trì sử dụng nấm sữa. Bởi chúng có tác dụng giúp cơ thể phục hồi và tăng cường những chức năng bị suy yếu. Thậm chí, loại nấm này còn có thể khắc phục bệnh tật ở mức độ nhất định hoặc hoàn toàn.

Công dụng của nấm sữa trong điều trị bệnh

Công dụng của nấm sữa trong điều trị bệnh

Đặc biệt, nấm sữa rất có lợi trong điều trị các bệnh về hô hấp, phổi, huyết áp cao. Bên cạnh đó, nó còn giúp làm tan mỡ trong máu, ngăn ngừa sự tập trung của tế bào mỡ ở vùng bụng. Nhờ vậy mà phái đẹp có thể giữ được vóc dáng thon gọn, tránh được tình trạng béo phì và tăng cân.

Cải thiện chứng mất ngủ, chán nản và kém ăn với nấm sữa

Ngoài tác dụng bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, nấm sữa còn mang lại hiệu quả khi giúp kéo dài tuổi thọ. Chúng làm giảm thiểu tình trạng mất ngủ, ăn uống không ngon và rối loạn thần kinh.

Nấm sữa Kefir còn giúp lưu giữ nét thanh xuân cho phái đẹp

Nấm sữa Tây Tạng đặc biệt có lợi với người già, trẻ em và phụ nữ. Đối với phụ nữ, loại nấm này giúp họ luôn giữ được vẻ tươi trẻ, có công dụng bất ngờ trong làm đẹp da và cải thiện tình trạng tóc xơ rối.

Loại nấm này rất được chị em phụ nữ yêu thích vì vừa có thể uống, lại vừa thoa được trực tiếp lên mặt. Nó dùng được giống như kem dưỡng da, giúp làn da hồng hào, sáng mịn. Không chỉ vậy, nhờ có khả năng tái tạo tế bào ở tóc, nên tình trạng rụng tóc cũng sẽ không còn là nỗi lo. Tóc có thể mọc nhiều và đen hơn khi sử dụng nấm sữa Tây Tạng.

Ngoài ra, nấm sữa còn có tác dụng tuyệt vời trong chống lão hóa, làm lành vết sẹo nhanh chóng.

Sử dụng nấm sữa hỗ trợ trị bệnh tiểu đường, yếu gan và ung thư 

Khi sử dụng nấm sữa, lượng đường trong máu sẽ được cân bằng. Bệnh tiểu đường nhờ đó mà được hạn chế. Đồng thời những căn bệnh ung thư nội tạng, mật, ruột và các căn bệnh ngoài da khác cũng được điều trị hiệu quả.

Công dụng của nấm sữa hỗ trợ trị bệnh tiểu đường, yếu gan và ung thư

Công dụng của nấm sữa hỗ trợ trị bệnh tiểu đường, yếu gan và ung thư

Xem thêm: Nấm sữa Kefir: Dùng nhiều có tốt?

Cách sử dụng sữa từ nấm sữa

Thời gian tốt nhất để uống sữa nấm là sau khi ăn cơm 30 phút. Bạn không nên sử dụng khi bụng đói, bởi lúc ấy độ PH trong dạ dày cao, các vi khuẩn có lợi sẽ bị tiêu diệt. Ngoài ra, bạn có thể pha thêm đường theo sở thích để tăng độ thơm ngon cho thức uống.

Một ngày, chỉ nên dùng khoảng 200-400ml sữa từ nấm Kefir. Bởi vì nếu uống thường xuyên trên 500ml/ngày sẽ gây ra hậu quả khó lường. Một số người không thể đáp ứng được với mức độ này, đặc biệt là những ai mắc bệnh viêm loét dạ dày. Do sữa có tính chua nên nếu ăn quá mức sẽ phản tác dụng. Vì thế, tùy từng đối tượng ta sẽ có cách sửa dụng khác nhau.

Cách sử dụng nấm từ nấm sữa và cách uống nấm sữa như thế nào hiệu quả?

Cách sử dụng nấm từ nấm sữa và cách uống nấm sữa như thế nào hiệu quả?

Đối với bệnh nhân khi sử dụng nấm sữa

Nấm sữa đang được nhiều người tin dùng và truyền tai nhau về công dụng đặc biệt của nó. Loại nấm này nhận được sự quan tâm lớn từ những bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cần phải cẩn trọng vì nếu sử dụng quá mức có khả năng gây bệnh.

Cách sử dụng nấm sữa

Cách sử dụng nấm sữa

Theo ý kiến của các chuyên gia, việc truyền tai nhau ăn càng nhiều nấm càng tốt là không đúng. Một lít sữa từ nấm sữa Tây Tạng sẽ có hàm lượng tương đương với 1 lít sữa bò tươi. Chúng bao gồm đầy đủ các thành phần như chất đạm, bột đường, chất béo và canxi. Nếu dùng nấm sữa Kefir vừa phải sẽ rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên dùng quá nhiều sẽ dẫn đến bị thừa. Lượng chất bị dư này dễ gây cho cơ thể mắc bệnh béo phì.

Đối với những căn bệnh nan y, các bác sĩ khuyên rằng có thể dùng nấm sữa Kefir thử nghiệm. Loại nấm này có công dụng tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Trong khi tốt với người này nhưng lại không có hiệu quả với người khác.

Trẻ nhỏ khi ăn nấm sữa cần đặc biệt chú ý

Với những những người mới sử dụng và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi nên sử dụng với mức độ vừa phải. Nên ăn từng chút một và cần theo dõi phản ứng sau khi sử dụng. Nếu trẻ bị khó chịu, đau bụng và đi ngoài thì lập tức dừng ăn ngay. Vì rất có khả năng cơ thể trẻ không thích ứng được với loại sữa này. Cũng có thể do độ chua quá cao nên đã làm tổn thương dạ dày của trẻ.

Đối với người lớn khi dùng nấm sữa

Người lớn không nên dùng quá 400ml sữa/ngày, vì sữa nấm có độ chua cao. Nếu ăn nhiều và ăn liên tục sẽ gây cảm giác khó chịu. Đặc biệt với những ai nhạy cảm với chất chua thì càng nên chú ý. Trước khi sử dụng, tốt nhất mọi người cần kiểm tra, cân nhắc kỹ càng và theo dõi trong quá trình sử dụng để tránh mang lại hậu quả.

Cách nuôi nấm sữa tại nhà

Nấm sữa được làm từ nguyên liệu gì?

Nấm sữa thường được sản xuất ra từ sữa bò, tuy nhiên cũng có thể làm được từ các loại sữa khác như sữa dê, sữa cừu hoặc sữa đậu nành.

Theo các nhà nghiên cứu, nấm sữa Kefir có chứa đến hàng chục loại men và vi khuẩn có lợi. Trong 175g sữa chua Kefir có tới 20% lượng canxi cung cấp cho cơ thể. Do đó, loại nấm này rất tốt khi sử dụng vì nó có lợi cho xương và răng. Đồng thời, nấm sữa Kefir còn rất giàu protein, giúp bổ sung protein cho cơ thể. Trong một phần sữa Kefir, lượng calo chiếm chưa tới 100 calo nhưng cung lại cấp đến 10,5g đạm.

Cách nuôi nấm sữa tại nhà

Cách nuôi nấm sữa tại nhà

Bên cạnh đó, chúng còn là nguồn bổ sung rất nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin B và B12. Đặc biệt, trong nấm sữa Kefir còn chứa một loại axit amino là tryptophan. Đây được coi là giúp bạn cải thiện giấc ngủ ngon hơn.

Quy trình để nuôi nấm sữa

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • Sữa tươi không đường loại 200gr
  • 1 cốc thủy tinh hoặc lọ nhựa không nắp
  • 1 cái màng lọc
  • 1 miếng vải màn mỏng
  • 1 chiếc thìa
  • Vài sợi dây chun

Bước 2: Cách tiến hành

  • Rửa sạch và khử trùng các dụng cụ làm nấm sữa.
  • Cho con nấm vào lọ đã rửa sạch, sau đó đổ sữa tươi vào. Dùng 1 miếng vải màn sạch đậy lại, buộc miệng lọ bằng dây chun để tránh bị vi khuẩn xâm nhập. Để lọ sữa vào nơi khô ráo, thoáng mát trong thời gian khoảng 24 giờ.
  • Kết thúc thời gian ủ, lọc sữa bằng màng lọc đã chuẩn bị. Phần sữa chua sẽ chảy xuống một chiếc bát được đặt ở phía dưới. Để lấy hết phần sữa còn lại, bạn chỉ cần dùng thìa khuấy nhẹ. Lượng sữa chảy xuống bát chính là sản phẩm của sữa nấm.
  • Sau đó, dùng nước nguội sạch tưới vào phần nấm còn lại. Tiếp tục cho phần đó vào sữa tươi để nuôi với quy trình tương tự.
Quy trình nuôi nấm sữa

Quy trình nuôi nấm sữa

Thành phẩm cuối cùng của nấm sữa có vị chua, sánh đặc, mùi vị thơm ngậy giống như sữa chua. Trên bề mặt có màu trắng ngà hoặc vàng nhạt.

Lưu ý khi nuôi, chăm sóc và bảo quản nấm sữa?

  • Loại nấm này rất kỵ với các đồ dùng ngâm bằng kim loại. Vì thế, các đồ vật sử dụng để lọc và nuôi nấm phải là đồ thủy tinh, nhựa hoặc đồ sứ. Nếu ngâm nấm trong đồ dùng bằng kim loại, nấm có thể bị chết.
  • Nuôi nấm sữa Kefir không khó, nhưng đòi hỏi bạn phải có sự kiên trì. Bởi vì nấm sữa là sinh vật sống nên nó cần thức ăn để sinh trưởng. Mỗi ngày, bạn cần lọc sữa một lần bởi vì nấm sẽ ăn hết chỗ sữa tươi đó trong vòng 1 ngày.
  • Nếu không được thay sữa mới, nấm Kefir sẽ không có thức ăn để hấp thụ và sẽ chết sau 2 ngày.
  • Nấm Kefir chỉ ưa dùng nước nguội, nếu sử dụng nước ấm để rửa, chúng cũng sẽ bị chết.
  • Với khí hậu ở nước ta, nấm sữa có khả năng nở nhanh hơn, có khi chỉ cần để từ 5-8 tiếng. Trong những ngày trời nóng bức, có thể để ngoài 2 tiếng rồi cho vào tủ lạnh đến khi đủ thời gian thì đem ra lọc.
  • Trong khi nuôi nấm, chỉ nên sử dụng một loại sữa tươi để nấm không mất thời gian thích nghi với môi trường mới. Tuy nhiên, điều này cũng không làm cản trở tốc độ phát triển của nấm.
  • Dù vậy, nếu bạn muốn thay đổi loại sữa mới thơm ngon hơn cho nấm thì cũng không sợ nấm chết. Bởi chúng rất dễ thích nghi khi ở môi trường mới.

Dấu hiệu nhận biết nấm sữa chết

Khi nấm chuyển sang màu vàng, có mùi lạ thì bạn cần vệ sinh và cấy lại nấm ngay. Đó là hiện tượng cho thấy nấm bị thiếu sữa. Nếu kéo dài tình trạng này trong thời gian dài thì sẽ hỏng.

Trong quá trình nuôi, nấm có thể nổi lên, tuy nhiên đó chưa hẳn là nấm chết. Những con nấm này nổi lên rồi sẽ lặn xuống. Đây là hiện tượng rất bình thường khi nuôi nấm sữa.

Nấm khi mới sinh ra có thể sẽ bé hơn so với nấm gốc. Nấm tăng trưởng về số lượng, nhưng từng con nấm không to. Hiện tượng này xuất hiện có thể do loại nấm hoặc do nấm tự tách nhỏ khi nuôi cấy.

Con nấm sữa sống được bao lâu?

Nhiều người mua nấm sữa về nuôi nhưng phải mất thời gian vận chuyển. Họ băn khoăn liệu nấm Kefir có bị chết hay không và làm cách nào để duy trì nấm sống?

Trong tình huống này, bạn có thể cho nấm vào một hộp nhựa rồi đổ sữa tươi vào với liều lượng 1 thìa nấm/200ml sữa. Sau đó, đậy nắp kín và vận chuyển bình thường. Với cách làm này, nấm có thể vẫn sống được ở bên ngoài trong khoảng trong khoảng 24 giờ.

Cách nhận biết nấm sữa chết

Cách nhận biết nấm sữa chết

Bên cạnh đó, nấm Kefir khi mua về có tình trạng bị nhớt thì bạn cũng không nên lo lắng. Bởi vì nấm Kefir được nuôi từ sữa và ăn chất béo từ sữa nên chúng bị nhớt cũng là điều rất bình thường.

Cách làm sữa chua từ nấm sữa đơn giản

Sữa từ nấm sữa và sữa chua có gì khác biệt?

Nấm sữa và sữa chua dù đều được lên men từ sữa và chứa nhiều vi khuẩn có lợi, nhưng chúng vẫn tồn tại nhiều sự khác biệt.

Sữa có trong nấm sữa có chứa nhiều loại vi khuẩn có lợi khác mà trong sữa chua không có như Lactobacillus, Leuconostoc… Ngoài ra, hai loại men Saccharomyces kefir và Torula kefir có trong sữa nấm Kefir có tác dụng kiểm soát, loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh và có hại cho đường ruột.

Các vi khuẩn có lợi và nấm men trong nấm Kefir mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng hơn so với sữa chua. Chúng giúp tiêu hóa nhanh chóng thực phẩm trong dạ dày và giữ cho đường ruột luôn khỏe mạnh.

Loại nấm này còn có kích thước hạt sữa nhỏ hơn nên cũng tiêu hóa dễ dàng hơn so với sữa chua. Đối với những người hay bị mệt mỏi và kém tiêu hóa, sử dụng nấm sữa Kefir sẽ rất tốt.

Cách làm sữa chua từ nấm sữa

Bước 1: Bạn hãy cho 1/2 lít sữa tươi không đường vào nồi, đun cho đến khi sữa đạt mức 80 độ C. Sau đó bắc ra khỏi bếp và để nguội cho tới khi còn 25 độ C. Trong quá trình đợi sữa nguội, cần lưu ý theo dõi liên tục để tránh bị hạ nhiệt quá nhanh. Nếu xuống dưới mức 25 độ C, bạn sẽ phải mất công hâm nóng lại.

Bước 2: Chuẩn bị một ly sữa nhỏ, bỏ 5g nấm sữa vào. Sau đó đổ sữa từ từ vào bên trong để tạo hỗn hợp sữa ấm ở mức 25 độ C, dùng thìa gỗ khuấy đều.

Bước 3: Tiếp tục bỏ hỗn hợp sữa và nấm vào lọ nhựa sạch, lấy vải mỏng đậy kín. Tiếp đó, đặt sữa ở nơi khô ráo, thoáng mát trong thời gian khoảng 1 ngày. Nếu như sau khoảng 23-30 tiếng, mở vải ra ta thấy sữa đặc sệt, có màu trắng ngà là đã đạt yêu cầu. Bạn chỉ nên dùng loại vải mỏng, điều này sẽ giúp nấm hít thở không khí để sinh trưởng.

Chế biến nấm sữa thành sữa chua

Chế biến nấm sữa thành sữa chua

Bước 4: Để một chiếc bát ở dưới cùng với một chiếc màng lọc để lọc sữa. Sau đó đổ sữa chua qua màng lọc, dùng muỗng nhựa khuấy nhẹ cho sữa chảy hết xuống. Thành phẩm tạo ra chính là sữa chua ở bên dưới bát.

Bước 5: Tiếp tục bỏ nấm vào lọ nhựa sạch rồi đổ sữa tươi và làm lại quá trình để nuôi nấm sữa. Nếu muốn sử dụng được lâu, thì hãy bảo quản sữa nấm Kefir trong ngăn mát tủ lạnh. Như vậy là bạn sẽ có đồ uống thơm ngon và bổ dưỡng để sử dụng hằng ngày.

Sữa chua làm từ nấm sữa tại sao không đặc như sữa chua Vinamilk?

Sữa chua được làm từ nấm sữa thường không được đặc quánh lại như sữa chua Vinamilk. Điều này là bởi vì, sữa chua Vinamilk còn chứa nhiều chất phụ gia khác. Trong khi đó, sữa chua từ nấm chỉ được lên men bằng con nấm sữa.

Với phương pháp chế biến hoàn toàn tự nhiên, việc sữa chua đặc hay loãng không phải là vấn đề. Chúng vẫn cung cấp cho bạn đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Nấm sữa giá bao nhiêu, mua ở đâu?

Dù làm nấm sữa khá đơn giản nhưng hiện nay không còn nhiều người nuôi loại nấm này. Tuy nhiên, một số cơ sở sản xuất sữa vẫn duy trì cấy giống nấm sữa. Người tiêu dùng nên tìm mua loại nấm Kefir này ở các công ty sản xuất được kiểm định chất lượng hoặc một số siêu thị uy tín.

Bên cạnh đó, bạn nên tìm hiểu trước khi lựa chọn để đảm bảo sở hữu loại nấm sữa chính hãng và đảm bảo chất lượng. Giá bán con nấm sữa ở thị trường hiện nay có giá dao động từ 100.000 – 200.000 đồng. Sữa nấm vào khoảng 100.000 đồng 1 lít.

Nấm sữa giá bao nhiêu, mua ở đâu giá bán con nấm sữa trên thị trường

Nấm sữa giá bao nhiêu, mua ở đâu giá bán con nấm sữa trên thị trường

Xem thêm bài viết tương tự:

công dụng của nấm lim xanh có tác dụng chữa bệnh gì

5/5
Bác sĩ Võ Sơn Nhân Tháng Mười Hai 22nd, 2023
Về tác dụng của nấm lim xanh rừng với cách dùng nấm lim xanh hiệu quả !
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
error: Content is protected !!
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button