Mùa xuân thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ giữa đêm và ngày chênh lệch nhau khá lớn, độ ẩm nhiều là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp ở mùa xuân
Bệnh đường hô hấp
Thường gặp nhất là bệnh hen phế quản với những triệu chứng như co rút khí quản, tạo ra các cơn hen gây khó thở, mặt mũi tím tái, nếu nặng có thể gây suy hô hấp do thời tiết thay đổi thất thường khiến chức năng miễn dịch cơ thể thấp, sức đề kháng yếu.
Tiếp đến là bệnh viêm phổi do vi khuẩn xâm nhập vào hệ hô hấp với các triệu chứng như sốt cao, ho, thở nhanh…
Bệnh viêm khí – phế quản cấp cũng là một bệnh phổ biến vào mùa xuân do các loại virus cúm gây ra với những triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ho, sốt, đau người, mệt mỏi, nặng có thể dẫn tới đau ngực khó thở.
Viêm kết mạc mùa xuân
Là bệnh dị ứng ở mắt do các tác nhân gây dị ứng bay trong không khí như phấn hoa, các loại bụi, lông thú vật… gây ra với các triệu chứng như đỏ cả hai mắt, chảy nước mắt, ngứa mắt, cộm mi…
Viêm mũi dị ứng
Là một trong những bệnh thường gặp ở mùa xuân với những người có cơ địa dị ứng. Nguyên do là vì phấn hoa phát tán nhiều trong không khí gây ngứa mũi, hắt xì hơi, chảy nước mũi liên tục, nghẹt mũi rất khó chịu.
Bệnh thủy đậu
Mùa xuân thường là thời điểm gây bùng phát bệnh thủy đậu do rirus Varicella Zoster gây ra với các triệu chứng đầu tiên là xuất hiện chấm đỏ, ngứa ở mặt, cổ, bụng đến chân tay. Sau đó, các chấm đỏ này phát triển thành những nốt phồng lớn chảy nước hoặc mủ. Bệnh thường lây nhiễm qua đường nước bọt, hắt hơi, tiếp xúc với mụn nước, quần áo, ga trải giường… nên dễ tạo thành dịch. Là căn bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời, nhẹ thì mụn vỡ ra gây nhiễm trùng để lại sẹo, nặng thì gây biến chứng như giảm tiểu cầu, viêm tủy cắt ngang, liệt thần kinh mặt, rối loạn tiểu não, viêm cơ tim, viêm màng não, viêm thần kinh.
Viêm nhiễm bộ phận sinh dục
Quần áo vào mùa xuân thường ẩm mốc khiến vi sinh vật và nấm mốc có điều kiện phát triển gây ra các bệnh viêm nhiễm bộ phận sinh dục với các triệu chứng ngứa ngày, khó chịu…
Mụn trứng cá
Độ ẩm không khí cao ở mùa xuân khiến cho vi khuẩn phát triển mạnh là điều kiện thuận lợi cho các chất bã nhờn bít tắc lỗ chân lông gây nên các mụn bọc, mụn mủ.

Uống nước nấm lim xanh hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe
Phòng chống bệnh tật
Thực hiện ngăn ngừa bệnh tật là phương pháp phòng chống bệnh hữu hiệu nhất. Bên cạnh các biện pháp ngăn ngừa thông thường, các chuyên gia sức khỏe khuyên sử dụng nấm lim xanh để bồi bổ cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng phòng chống bệnh tật.
Trải qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra thành phần hoạt chất quý hiếm trong nấm lim xanh như germanium, triterpenes, ling zhi-8 protein, adenosine, khoáng chất và vitamin… có tác dụng tăng cường sức khỏe, kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra các kháng thể chống lại virus gây bệnh rất hiệu quả. Bên cạnh đó, nấm lim xanh còn giúp hỗ trợ điều trị và điều trị ngăn ngừa các loại bệnh.
Bã nấm sau khi dùng có thể giã nhỏ trộn đều với một lượng sữa tươi không đường, thêm 3 giọt dầu olive và 3 giọt mật ong dùng đắp mặt để dưỡng da, tẩy nhờn, ngừa mụn và tàn nhang, giúp da sáng và mịn màng hơn chỉ sau 3 lần sử dụng.
- Nấm Kê tùng là gì với cách dùng và tác dụng của nấm Kê tùng tốt nhất
- Nấm Kim phúc là gì với cách dùng và tác dụng của nấm Kim phúc tốt nhất
- Nấm Mỡ là gì với cách dùng và tác dụng của nấm Mỡ tốt nhất
- Nấm Tán trắng là gì với tác dụng và tác hại của nấm độc tán trắng
- Cách chữa rối loạn tiêu hóa hiệu quả với rượu tỏi
- Nấm Yến là gì với cách dùng và tác dụng của nấm Yến tốt nhất
- Nấm cung cấp nguồn vitamin D quan trọng
- Nấm sữa kefir với tác dụng của nấm sữa kefir cách dùng nấm sữa