Nấm mộc nhĩ đen với đặc điểm tác dụng cách dùng nấm mộc nhĩ đen

Nấm mộc nhĩ đen là gì? Đặc điểm và tác dụng của nấm mộc nhĩ đen. Cách dùng nấm mộc nhĩ đen. Hình ảnh của nấm mộc nhĩ đen.

Nấm mộc nhĩ đen là gì với đặc điểm tác dụng và cách dùng nấm mộc nhĩ đen

Nấm mộc nhĩ đen là gì với đặc điểm tác dụng và cách dùng nấm mộc nhĩ đen

Nấm mộc nhĩ đen là gì?

Nấm mộc nhĩ đen hay còn gọi là nấm tai mèo – một loại nấm vốn rất quen thuộc với mỗi chúng ta. Loại nấm này có hình dạng giống như tai mèo hoặc chiếc lá. Phần tai nấm nhẵn, được phủ một lớp lông mịn màu nâu. Mặt trong của tai nấm có màu nâu sẫm, mặt ngoài thì màu sẽ nhạt hơn. Khi trưởng thành, bề mặt tai nấm sẽ được phủ một lớp phấn mỏng màu trắng. Phần gốc có nhiều nếp gấp, đường kính thường vào khoảng 10cm – 15 cm.

Nấm mộc nhĩ đen là loài thực vật sống ở những nơi ẩm ướt, trong rừng hoặc các vùng đồng bằng. Nó thường mọc hoang thành từng chùm trên các thân cây, gỗ mục chứ không mọc riêng lẻ. Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu thị trường, người ta thường trồng nấm mộc nhĩ đen bằng phương pháp công nghiệp. Thời điểm thu hái tập trung từ tháng 5 – tháng 8 hàng năm.

Hình ảnh nấm mộc nhĩ đen

Hình ảnh nấm mộc nhĩ đen

Xem thêm:

Công dụng của nấm mộc nhĩ đen đối với sức khỏe người dùng

Theo Đông y, nấm mộc nhĩ đen có tính bình, mang vị ngọt và không chứa chất độc. Nó có tác dụng giải độc, ích khí âm dương, hoạt huyết nhuận táo, lương huyết chỉ huyết.

Loại nấm này thường được sử dụng làm nguyên liệu trong các món ăn của mỗi gia đình. Ngoài ra, nó còn dùng để làm thuốc cho những người mắc các bệnh như đại tiện ra máu do trĩ, kiết lỵ, rong kinh, băng huyết, xuất huyết đáy mắt, ho ra máu, viêm dạ dày mãn tính, thiếu máu,…

Xem thêm: Nấm mộc nhĩ đen hay nấm Auricularia auricula-judae tại Messiah Edu.

Trong Y dược cổ truyền, người ta thường chế biến nấm mộc nhĩ đen thành nhiều dạng khác nhau để phù hợp với nhu cầu sử dụng. Ví dụ như nếu dùng để uống hoặc bôi đắp, nấm mộc nhĩ đen sẽ được đem đi sấy khô và tán thành bột. Còn khi dùng để nấu ăn thì có thể dùng nấm mộc nhĩ đen khô.

Dù chế biến theo cách nào thì những chất có trong nấm mộc nhĩ đen cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng.

Công dụng nấm mộc nhĩ đen với sức khỏe và tác dụng trong y học cở truyền

Công dụng nấm mộc nhĩ đen với sức khỏe và tác dụng trong y học cở truyền

Cách sử dụng nấm mộc nhĩ đen trong việc điều trị một số loại bệnh

Nấm mộc nhĩ đen có chứa các thành phần dinh dưỡng rất đa dạng. Loại nấm này có tác dụng bồi bổ cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, nó còn giúp giải độc và làm chậm sự lão hóa. Không chỉ vậy, trong nấm mộc nhĩ đen còn chứa rất nhiều các vitamin (B1, B2, PP,…), các loại khoáng chất có lợi (canxi, photpho, sắt,…) và một số chất dinh dưỡng khác như lipid, glucid, protid,…

Chính những thành phần trên đã khiến loại nấm này trở thành một loại “thuốc bổ” được các bác sĩ Đông y cũng như các bà nội trợ tin tưởng sử dụng.

Cách sử dụng nấm mộc nhĩ đen trong hỗ trợ điều trị và tăng sức đề kháng

Cách sử dụng nấm mộc nhĩ đen trong hỗ trợ điều trị và tăng sức đề kháng

Nấm mộc nhĩ đen hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận

Với những thành phần dinh dưỡng kể trên, nấm mộc nhĩ đen có công dụng giúp làm giảm độ mỡ trong máu, cải thiện thành mạch, ngăn việc hình thành các mảng xơ vữa. Ngoài ra, nó còn có công dụng kết dính những chất độc hại và thải chúng ra ngoài theo đường tiêu hóa hoặc đường tiết niệu. Các chất có trong nấm mộc nhĩ đen còn làm tiêu dị vật, giúp bào mòn các loại sỏi kết tụ trong cơ thể. Điều này sẽ giúp ngăn chặn được sự phát triển của sỏi thận và trị sỏi thận hiệu quả.

Nhờ có những công dụng trên, các bệnh nhân bị sỏi thận có thể dùng loại nấm này theo 2 cách sau:

–  Cách 1: Kết hợp nấm mộc nhĩ đen và vừng đen (mè đen) làm trà uống
  • Nguyên liệu gồm có: nấm mộc nhĩ đen (60g) và vừng đen (15g)
  • Cách chế biến: Chia mộc nhĩ đen làm 2 phần bằng nhau, một nửa đem sao khô, một nửa sao đen. Vừng đen rang đến khi có mùi thơm. Đem tất cả xay thành bột mịn rồi trộn đều cả hai loại với nhau.
Cách dùng nấm mộc nhĩ đen trong một số loại bệnh

Cách dùng nấm mộc nhĩ đen trong một số loại bệnh

  • Cần bảo quản trong hộp kín để dùng dần. Khi sử dụng, ta lấy khoảng 6g hỗn hợp bột này pha với khoảng 120ml nước sôi. Như vậy, ta đã có một tách trà thơm ngon mà lại vô cùng bổ dưỡng.
–  Cách 2 : Trị sỏi thận bằng các món ăn từ nấm mộc nhĩ đen

Canh mộc nhĩ là món ăn được rất nhiều gia đình sử dụng nó không còn xa lạ gì với chúng ta.

Có thể đem ngâm 15g nấm mộc nhĩ đen trong nước ấm cho nở hết. Sau đó rửa sạch và để ráo nước. Tùy vào sở thích, bạn có thể xắt nấm thành từng miếng vừa ăn rồi hầm với canh.

Lưu ý: Sử dụng cách này trong khoảng 45 ngày, bạn sẽ thấy sự chuyển biến rõ ràng của bệnh.

Nấm mộc nhĩ đen giúp điều trị bệnh trĩ

Sử dụng nấm mộc nhĩ đen để điều trị bệnh trĩ cũng là một phương pháp hay và đơn giản. Người dùng có thể thực hiện ngay tại nhà bằng một trong các cách sau đây:

  • Cách 1: Đem một lượng mộc nhĩ đen vừa đủ dùng đi rửa sạch. Sau đó sao khô và tán thành bột. Mỗi ngày, người bệnh dùng khoảng 9g mộc nhĩ đã được tán thành bột ra pha để uống. Uống 3 lần trong 1 ngày, mỗi lần 3g với nước ấm.
  • Cách 2: Với cách này, người bệnh sẽ lấy nấm đem đi rửa sạch, sau đó thái nhỏ. Có thể nấu thành cháo mộc nhĩ, ngày ăn 2 lần.
  • Cách 3: Tương tự như cách 2, nhưng khi nấu cháo bạn cho thêm một vài quả đại táo sẽ giúp món cháo thêm phần thanh mát.

Sử dụng nấm mộc nhĩ đen có thể chữa bệnh lỵ mãn tính

Người bệnh có thể điều trị ngay tại nhà một cách đơn giản, mà không tốn công sức với phương pháp sau:

Sử dụng 30g nấm mộc nhĩ đen đã sao khô và tán thành bột cùng 8g lộc giác sương cũng đã tán bột. Đem hai hỗn hợp bột trên trộn lại cùng nhau. Người bị bệnh nên uống 2 lần trong ngày, mỗi lần 5g với nước ấm. Cách này sẽ giúp những người bị bệnh lỵ mãn tính có thể khỏi bệnh ngay tại nhà mà không cần tốn kém hay mất quá nhiều thời gian.

Xem thêm: Mộc nhĩ đen: Những cách đơn giản chữa tóc bạc sớm

Nấm mộc nhĩ đen giúp bổ âm, nhuận phế và dưỡng vị

Có nhiều cách khác nhau để chế biến nấm mộc nhĩ đen. Nhưng để có một món ăn vừa thơm ngon, bổ dưỡng mà lại dễ ăn thì nấu cùng cháo chính là sự lựa chọn tốt nhất. Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • 10g nấm mộc nhĩ đen
  • 100g gạo tẻ đã sao vàng
  • 50g thịt nạc.
Cách dùng nấm mộc nhĩ đen làm thực phẩm

Cách dùng nấm mộc nhĩ đen làm thực phẩm

Cách chế biến rất đơn giản:

  • Đem mộc nhĩ rửa sạch, xắt nhỏ thành sợi hoặc miếng tùy theo ý thích
  • Lấy 6 chén nước đổ vào gạo để nấu thành cháo. Cho thêm thịt nạc và ninh nhừ
  • Sau đó, cho mộc nhĩ đen vào ninh cùng. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn
  • Múc ra bát và thưởng thức khi cháo còn nóng.

Nấm mộc nhĩ đen điều trị rong kinh, băng huyết ở phụ nữ

Các thành phần có trong loại nấm này còn có công dụng cầm máu. Chính vì vậy, việc sử dụng mộc nhĩ đen sẽ giúp các chị em điều trị chứng rong kinh, băng huyết rất hiệu quả. Cách sử dụng như sau:

Cách 1: Các chị em có thể sử dụng loại nấm mộc nhĩ đen đã được tán thành bột để uống. Sử dụng 3g bột đó kết hợp với rượu ấm, uống mỗi ngày 3 lần cho đến khi hết rong kinh.

Cách 2: Lấy 30g mộc nhĩ đen rửa sạch, thái khúc rồi đem xào lửa nhỏ. Sau đó cho thêm 300ml nước với 15g đường để nấu chín. Kiên trì sử dụng sẽ giảm đáng kể triệu chứng rong kinh, băng huyết.

Nấm mộc nhĩ đen điều trị bệnh mạch vành và huyết áp cao

Loại nấm này rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến động mạch vành và cao huyết áp. Các bệnh nhân sử dụng nguyên liệu như sau:

  • Ngân nhĩ 10g
  • Nấm mộc nhĩ đen 10g

Cách chế biến rất đơn giản:

Đem nguyên liệu rửa sạch rồi ninh nhừ. Cho thêm một ít đường phèn khi ninh. Nên sử dụng trước khi đi ngủ để có hiệu quả tốt nhất.

Nấm mộc nhĩ đen chữa đại tiện và tiểu tiện ra máu

Những người bị bệnh đại tiện và tiểu tiện ra má thì sử dụng loại nấm này sẽ rất tốt. Người bệnh lấy 50g mộc nhĩ đem đi sao đen rồi tán nhuyễn. Uống 2 lần trên ngày, kiên trì để có kết quả tốt nhất.

Nấm mộc nhĩ đen hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não và chống máu đông

Ngâm nở 100g mộc nhĩ đen, rửa sạch, thái nhỏ. 100g nấm tuyết chần qua với nước sôi, sau đó đem rửa lại bằng nước lạnh và để ráo nước. Rưới lên một ít dầu ăn, thêm 50g dưa chuột thái lát, nêm gia vị và ăn ngày 1 lần.

Những lưu ý khi sử dụng nấm mộc nhĩ đen để đảm bảo sức khỏe

Nấm mộc nhĩ đen được xem như một loại thực phẩm bổ dưỡng và là vị thuốc quý đối với cơ thể con người. Vì vậy, khi sử dụng cũng nên chú ý. Sau đây, sẽ là một những lưu ý sử dụng loại nấm này đúng cách, mang lại hiệu quả cao.

Những đối tượng không nên sử dụng nấm mộc nhĩ đen

Tuy là môt loại thực phẩm bổ dưỡng, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng nấm mộc nhĩ đen. Đặc biệt là với những người sau đây:

Lưu ý khi dùng nấm mộc nhĩ đen

Lưu ý khi dùng nấm mộc nhĩ đen

  • Người tiêu hóa kém: Loại nấm này có tính hàn. Vì thế, những người nhiễm hàn, hay đầy bụng,… không nên sử dụng vì nó có thể khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn.
  • Phụ nữ mang thai: Mộc nhĩ đen có tác dụng hoạt huyết, tiêu ứ. Chính vì thế, các mẹ bầu khi sử dụng loại nấm này thường xuyên sẽ khiến thai nhi khó sinh trưởng và phát triển ổn định.
  • Những người bị dị ứng với nấm: Mộc nhĩ đen cũng là một loại nấm. Những người có cơ địa hay bị dị ứng với nấm thì nên cẩn thận khi sử dụng để tránh bị ngộ độc.

Một số lưu ý khi chế biến nấm mộc nhĩ đen

  • Không ngâm nấm mộc nhĩ đen quá lâu trong nước. Vì khi ngâm quá lâu nó sẽ gây độc do chất đạm tiết ra từ nấm bị thủy phân. Chỉ nên ngâm khoảng 15 -20 phút rồi mang ra chế biến.
  • Không ngâm trong nước nóng: Ngâm trong nước nóng là cách làm quen thuộc của mỗi bà nội trợ. Tuy nhiên, cách làm này lại khiến cho chất độc morpholine trong nấm có cơ hội phát triển. Vì vậy, ngâm trong nước lạnh sẽ giúp hòa tan chất độc này, khiến mộc nhĩ tươi ngon hơn khi nấu.
  • Không nên ăn nấm mộc nhĩ đen tươi: Ăn mộc nhĩ đen tươi dễ gây nên ngứa và phù nề. Thậm chí còn gây hoại tử da.

Cách chọn nấm mộc nhĩ đen ngon

Nấm mộc nhĩ đen được sử dụng phổ biến nhất trong mỗi bữa ăn ngày nay. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường, mộc nhĩ đen lại bị các tiểu thương biến tấu thành những sản phẩm kém chất lượng cung cấp cho người tiêu dùng. Việc mua phải nấm mộc nhĩ đen không đạt chất lượng sẽ khiến người dùng có thể bị ngộ độc nấm hoặc gây nên những vấn đề về sức khỏe không đáng có.

Dưới đây là một số gợi ý để chọn được loại nấm ngon và chất lượng.

Cách chọn nấm mộc nhĩ đen ngon

Cách chọn nấm mộc nhĩ đen ngon

  •  Màu sắc: không chọn loại mộc nhĩ có vết đen hay màu đỏ cam vì đó có thể là mộc nhĩ hỏng
  •  Hình dạng: Khi mua nên chọn mộc nhĩ loại cánh to, dày, vành nhĩ hơi mỏng, khi ăn sẽ giòn và ngon hơn. Tránh những loại mộc nhĩ xù xì, khi ngâm nước rất dễ bị nhũn.
  • Mẹo chọn mộc nhĩ đen là dùng nắm thử mộc nhĩ vài cái rồi duỗi ra. Nếu thấy mộc nhĩ nhanh duỗi, có tính đàn hồi thì mới mua. Điều này sẽ giúp người tiêu dùng biết được hàm lượng nước ít hay nhiều trong sản phẩm mình mua.
  • Không nên mua những cây có phần tai toét ra, rải rác những chấm đen, sờ vào không có tính đàn hồi, mùi chua, hôi
  • Khi nếm thử nếu có vị thơm mát thì là mộc nhĩ ngon. Nếu có vị hơi tê và cay đầu lưỡi thì mộc nhĩ đó có nhúng lưu huỳnh.

Hướng dẫn trồng nấm mộc nhĩ đen tại nhà cho năng suất cao

Nấm mộc nhĩ đen là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khỏe người sử dụng. Loại nấm này thích hợp phát triển ở điều kiện 25 – 32 độ C. Trồng mộc nhĩ đen có kỹ thuật khá đơn giản, được người dân trồng rất ngay tại gia đình. Cách trồng nấm mộc nhĩ đen như sau:

Nguyên liệu trồng nấm mộc nhĩ đen bao gồm:

  • Mạt cưa:

Là nguyên liệu chính, tốt nhất là mạt cưa cao su. Ngoài ra có thể dùng mạt cưa tạp với cây không chứa tinh dầu. Để đạt hiệu quả cao nhất, nên sử dụng mạt cưa đã có một thời gian ủ kỹ. Mạt cưa phải được phơi khô và sàng kỹ lấy phần mịn, tưới nước cho ẩm rồi vun thành đống cao. Khi đảo nên thêm 0,5% nước vôi trong với loại mạt cưa gỗ mềm. Sau đó vụn lại ủ thêm nửa tháng nữa là sử dụng được.

  • Rơm rạ:

Chọn rơm rạ tươi, phơi khô rồi chặt thành từng khúc dài 5 – 6 cm. Sau đó ngâm vào nước cho mềm rồi vớt ra để ráo. Sau đó, ta trộn thêm các thành phần dinh dưỡng khác vào như 1% vôi,  5% phân trâu bò, lợn gà, 1% phân lân, muối Epsom MgSO4. 7H2O (0,1%). Đem chất thành đống cao, nén chặt và ủ kín.

Cách trồng nấm mộc nhĩ đen tại nhà

Cách trồng nấm mộc nhĩ đen tại nhà

Sau vài ba ngày ủ, ta xáo đều. Tiếp tục chất đống ủ lại, ít ngày sau lại đảo kỹ. Cứ làm như vậy khoảng 3 đến 4 lần là có thể dùng trồng nấm được. Ngoài ra, cần bổ sung thêm cám gạo hoặc bột xay từ bắp sẽ tăng thêm dinh dưỡng cho nấm phát triển. Trồng mộc nhĩ đen bằng rơm rạ, sẽ giúp nó có mùi vị thơm hơn và được khách hàng ưa chuộng hơn so với trồng bằng mạt cưa

  • Cây gỗ:

Gỗ để trồng mộc nhĩ đen phải chọn loại gỗ mềm, có nhựa mủ, là cây tươi và không có độc. Chọn cây có đường kính 10 – 20cm, đem cắt thành từng đoạn từ 1 – 1,2m. Đặt chúng ở chỗ mát trong thời gian 1 tuần để cho ra bớt nhựa. Sau đó mang ra dùng búa chuyên dụng để đục lỗ.

Cách trồng nấm mộc nhĩ đen

Khi đã chuẩn bị xong, ta cấy giống vào đầy 2/3 các lỗ đó. Sau đó lấy các phọt gỗ khi đục để làm nút. Đặt phọt gỗ vào lỗ, dùng búa tán chặt nó xuống ngang mặt gỗ. Sử dụng vôi hoặc xi măng xoa lên lỗ để bịt kín, tránh nước thấm vào giống. Xếp chồng các cây gỗ lên nhau và đưa vào chỗ mát.

Sau khoảng 25 -30 ngày, nấm mộc nhĩ đen bắt đầu mọc ra, quanh các lỗ cây giống xuất hiện các đốm trắng li ti. Lúc này, ta dựng cây gỗ lên và bắt đầu tưới ẩm. Để tránh gỗ bị ngấm nước quá nhiều, ta nên giữ ẩm bằng cách phun mù. Sau 10 ngày, mộc nhĩ đen sẽ mọc ra chi chít kín mặt cây gỗ. Thấy mộc nhĩ nào to bằng bàn tay thì có thể hái, những cái nhỏ thì để chúng tiếp tục phát triển.

Ta có thể thu hái liên tục trong khoảng 2 – 3 tháng. Khi nào khúc gỗ nhẹ tênh, thì khi đấy mộc nhĩ đã phát triển hết. Như vậy, ta đã thu hoạch được một vụ mộc nhĩ năng suất.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng nấm mèo trong nhà đơn giản, cho năng suất cao nhất

Hy vọng bài viết trên đã đem lại cho bạn những kiến thức bổ ích về công dụng cũng như cách dùng của nấm mộc nhĩ đen.

Xem thêm bài viết tương tự:

công dụng của nấm lim xanh có tác dụng chữa bệnh gì

5/5
Bác sĩ Võ Sơn Nhân Tháng Mười Hai 22nd, 2023
Về tác dụng của nấm lim xanh rừng với cách dùng nấm lim xanh hiệu quả !
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
error: Content is protected !!
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button