Các bệnh cảm lạnh, tim mạch, bệnh về da, về phổi… rất dễ mắc phải trong mùa đông. Vì vậy bài viết này sẽ nêu những biểu hiện và cách phòng tránh những bệnh thường gặp trong mùa đông.
Cảm lạnh

Cảm lạnh là bệnh thường gặp nhất là với phái nữ
Đây là căn bệnh dễ mắc phải khi mùa đông đến ở bất kỳ độ tuổi nào. Vào những ngày thời tiết không ổn định, người bệnh thường có triệu chứng: sốt nhẹ, sợ gió, sợ lạnh, người đau ê ẩm, ngạt mũi hoặc sổ mũi. Có thể phòng chống cảm lạnh bằng những cách rất đơn giản như: rửa tay thường xuyên, vệ sinh nơi ở, nơi làm việc. Khi có người bị ốm nên làm sạch cốc chén, bát đĩa, công tắc điện, tay nắm cửa.
Bệnh về phổi

Trẻ em thường hay bị viêm phổi trong mùa đông
Vào những ngày ẩm và lạnh những bệnh về phổi xuất hiện nhiều hơn. Phế quản của người hen xuyễn trở nên nhạy cảm. Để phòng tránh bệnh phải cắt được các dị nguyên gây kích thích. Bệnh viêm phổi rất nguy hiểm vì vậy cần giữ ấm cơ thể, tránh lạnh, tránh gió nếu thấy có biểu hiện ho, sốt cao kéo dài, khó thở… nếu thấy các biểu hiện trên người bệnh cần đến gặp bác sỹ để được chữa trị.
Bệnh về da

Da nứt nẻ gây cảm giác khó chịu với tất cả mọi người
Khi nhiệt độ giảm, không khí hanh khô, da giảm tiết mồ hôi, có biểu hiện nứt nẻ trầy xước, bong vảy. Khi đó, sẽ có cảm giác khó chịu từ ngứa lâm râm tới dữ dội. Bề mặt da dễ chảy máu và sinh mủ. Để bảo vệ da vào mùa đông cần uống nhiều nước, sử dụng kem dưỡng độ ẩm cao và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa.
Bệnh tim mạch

Người già, người có tiền sử bệnh tim mạch nên cẩn thận trong thời tiết lạnh
Mùa đông nhiệt độ giảm sẽ làm huyết áp tăng cao, máu đặc hơn vì các thành phần của máu như tiểu cầu, hồng huyết cầu, fibrinogen, cholesterol tăng lên, khi đó sự hình thành cục máu đông dễ xảy ra làm tăng nguy cơ nghẹt mạch máu ở tim (nhồi máu cơ tim), não (tai biến mạch máu não) và phổi (thuyên tắc mạch phổi). Bệnh nhân bị bệnh động mạch vành thường hay bị chứng đau thắt tim khi tiếp xúc với thời tiết lạnh và dễ đưa tới cơn suy tim khi gắng sức.
Khi mắc bệnh vào mùa đông, cần tránh để gió lạnh lùa vào nhà, không uống nhiều rượu bia, cần điều trị tích cực các bệnh mãn tính, tránh dùng những loại thuốc hạ thân nhiệt và không nên để người cao tuổi hay trẻ em ở ngoài trời quá lâu. Nên dùng các phương pháp phòng tránh bệnh tốt nhất để có sức khỏe tốt vào mùa đông.
[embed_60klink_extend title=’Công dụng của tỏi đen đông trùng hạ thảo’ url=’https://diendanyhoc.net/cong-dung-cua-toi-den-dong-trung.html’ order=’1′][embed_60klink_extend title=’Bệnh buồng trứng đa nang ảnh hưởng sinh sản như thế nào?’ url=’https://duocphamtunhien.com/benh-buong-trung-da-nang-anh-huong-sinh-san.html’ order=’2′][embed_60klink_extend title=’Món ăn cho người bệnh phổi’ url=’https://suckhoehiendai.com/mo-n-an-cho-nguoi-benh-phoi.html’ order=’3′][embed_60klink_extend title=’Giải pháp giúp bạn giải quyết những căn bệnh sau dịp tết’ url=’https://diendanyhoc.net/giai-phap-giup-ban-giai-quyet-nhung-can-benh-sau.html’ order=’4′][embed_60klink_extend title=’Sử dụng thuốc giảm đau đúng cách để không hại dạ dày của bạn’ url=’https://duocphamtunhien.com/su-dung-thuoc-giam-dau-dung-cach-de.html’ order=’5′]
Xem thêm: Bà bầu có uống được nấm lim xanh không với tác dụng nấm lim rừng

- Hệ lụy sức khỏe khi ngồi lì làm việc trong nhiều giờ
- Nấm Cẩm thạch là gì với cách dùng và tác dụng của nấm Cẩm thạch tốt nhất
- Rượu tỏi có tác dụng gì? Tác dụng của rượu tỏi
- 6 thực phẩm tự nhiên giúp chống rụng tóc hiệu quả
- Nấm tâm trúc với tác dụng và cách dùng nấm tâm trúc ăn ngon bổ
- Điểm danh những loại đồ uống buổi sáng tốt nhất cho sức khỏe
- Những dịch bệnh nguy hiểm và cách phòng chống bệnh tật
- 10 loại thức uống giải nhiệt mùa hè