Nấm bạch tuyết đặc điểm tác dụng và cách dùng nấm bạch tuyết ngon

Nấm bạch tuyết là gì? Đặc điểm và tác dụng của nấm bạch tuyết. Cách dùng nấm bạch tuyết. Hình ảnh của nấm bạch tuyết.

Nấm bạch tuyết hay nấm hải sản là món ăn quen thuộc với nhiều gia đình hiện nay

Nấm bạch tuyết hay nấm hải sản là món ăn quen thuộc với nhiều gia đình hiện nay

1. Nấm bạch tuyết là gì?

Nấm bạch tuyết (Snow fungus Mushroom) là loại nấm vô cùng quen thuộc trong giỏ nguyên liệu nấu nướng của các bà nội trợ . Tuỳ theo mỗi vùng khác nhau mà người ta biết đến loại nấm này với những tên gọi khác nhau. Ngoài tên là nấm bạch tuyết, loại nấm này còn có tên gọi khác là nấm hải sản.

Nấm bạch tuyết có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó nó được nhân giống và phát triển ở các vùng khác. Loại nấm này có vị tươi ngon, dễ ăn, dễ chế biến và cũng rất dễ tìm mua. Khi ăn, mùi vị của nó giống với vị hải sản nên đó chính là lí do nấm bạch tuyết còn được gọi với tên là nấm hải sản.

Nấm bạch tuyết là gì với đặc điểm tác dụng và cách dùng nấm bạch tuyết.

Nấm bạch tuyết là gì với đặc điểm tác dụng và cách dùng nấm bạch tuyết.

2. Đặc điểm của nấm bạch tuyết

Đúng như tên gọi của nó, nấm bạch tuyết rất dễ nhận biết dù có là lần đầu tiên nhìn thấy. Loại nấm này có màu trắng muốt từ thân cho đến mũ nấm. Thân nấm to mập, trông rất thích mắt. Tuy nhiên, dòng nấm bạch tuyết này còn có một loại màu nâu nhạt.

Nấm bạch tuyết thường mọc thành từng chùm, từng cụm với nhau. Thân nấm bạch tuyết khá ngắn, nó có độ dài chỉ khoảng từ 4cm – 8cm. Mũ nấm nhỏ, có thể có màu trắng hoặc nâu và bề mặt mũ có vân đá bên trên. Nấm bạch tuyết khá dày thịt, thịt nấm có độ dai xốp và mùi vị khá ngon, ngọt.

Xem thêm:

3. Ăn nấm bạch tuyết trong các bữa ăn hàng ngày có tác dụng gì?

Nấm bạch tuyết hay nấm hải sản là loại nấm dễ ăn và cũng rất dễ tìm. Vị của nó giống với vị của hải sản nên đối với những người thích ăn hải sản thì món nấm này chính xác là một món ăn vô cùng tuyệt vời.

Không chỉ thơm ngon vừa miệng, ăn nấm bạch tuyết sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Công dụng của nấm bạch tuyết chủ yếu là để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, nấm bạch tuyết còn chứa một số dược tính có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa và hỗ trợ chữa trị một số căn bệnh.

Nấm bạch tuyết chứa nhiều protein và các axitamin có lợi cho sức khoẻ

Protein chính là một thành phần dinh dưỡng quan trọng và rất cần thiết để duy trì sức khoẻ của con người. Mỗi ngày chúng ta cần phải bổ sung một lượng protein đủ để có thể duy trì sự sống và giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn.

Nấm bạch tuyết là một trong những loại nấm rất có lợi đối với sức khoẻ

Nấm bạch tuyết là một trong những loại nấm rất có lợi đối với sức khoẻ

Ăn thực phẩm giàu protein sẽ giúp ổn định huyết áp, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra, bổ sung protein đúng cách sẽ giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục khi ốm, tăng cường chức năng của não và đặc biệt tốt cho những người đang trong quá trình giảm cân.

Vì thế, loại thực phẩm chứa nhiều protein và các axitamin có lợi cho sức khoẻ như nấm bạch tuyết luôn được rất nhiều người ưa chuộng. Ăn nấm bạch tuyết giúp cơ thể chúng ta bổ sung được lượng protein bị mất đi trong khi hoạt động, làm việc. Đồng thời, cung cấp các dưỡng chất khác có lợi cho cơ thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh và tràn đầy sức sống.

Xem thêm: Thông tin về nấm bạch tuyết còn gọi là nấm hải sản hay nấm ngọc châm có tên tiếng Anh là nấm White Beech Mushroom, nấm Buna-shimeji hay Hypsizygus tessellatus tại Mycelia.

Có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư

Chất Beta glucan có trong nấm bạch tuyết rất tốt trong quá trình điều trị cũng như phòng ngừa bệnh ung thư. Loại hoạt chất này có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư, ngăn chặn các tế bào khoẻ mạnh chuyển sang tế bào ung thư. Các hoạt chất trong nấm có khả năng làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư, kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

Nấm bạch tuyết có tác dụng ngăn ngừa ung thư và hỗ trợ hệ miễn dịch

Nấm bạch tuyết có tác dụng ngăn ngừa ung thư và hỗ trợ hệ miễn dịch

Ngăn ngừa một số chứng bệnh nhờ nấm bạch tuyết

Nấm bạch tuyết có thể ngăn ngừa một số bệnh liên quan đến đường hô hấp như: cảm mạo, hen suyễn,..

Ngoài ra, nấm có tác dụng giảm thiểu cholesterol trong máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch, tiểu đường rất tốt. Đối với những người đang trong giai đoạn giảm cân thì nên sử dụng nấm bạch tuyết trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nấm bạch tuyết cung cấp lượng protein ngang với thịt cá mà lại không gây tích tụ mỡ thừa, tăng cân.

Nấm bạch tuyết rất tốt cho hệ miễn dịch

Loại nấm này giúp thúc đẩy hệ miễn dịch trong cơ thể chúng ta phát triển khoẻ mạnh. Đặc biệt, nó còn hỗ trợ để hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả hơn.

4. Làm thế nào để chọn được nấm bạch tuyết ngon?

Để cho ra được một món ăn ngon thì việc chọn được nguyên liệu ngon vô cùng quan trọng. Các món làm từ nấm bạch tuyết đã trở nên vô cùng phổ biến và được ưa chuộng. Vì thế, để có thể chọn được loại nấm bạch tuyết ngon cũng cần có mẹo.

Mua nấm bạch tuyết tại nơi có uy tín để đảm bảo sức khoẻ cho bản thân và những người xung quanh

Mua nấm bạch tuyết tại nơi có uy tín để đảm bảo sức khoẻ cho bản thân và những người xung quanh

Đầu tiên, với nấm bạch tuyết tươi thì cần lưu ý không chọn những cây nấm bị dập nát hoặc hỏng. Màu trên cây nấm phải đều nhau và có mùi thơm đặc trưng của nấm. Nên chọn những cây nấm mà trên chóp của nó được bọc một lớp tơ mỏng, sờ vào có cảm giác mượt tay.

Còn với nấm bạch tuyết khô thì cần để ý xem có bị nấm mốc hay bị gãy không. Nếu nấm bị mốc hoặc gãy thì là loại không đạt tiêu chuẩn và không nên mua để ăn.

Hiện nay, nấm bạch tuyết được bán tràn lan trên thị trường rất nhiều. Việc trộn lẫn nấm giả, nấm không đảm bảo chất lượng vào bán là việc không còn quá xa lạ. Vì vậy, khi mua nấm bạch tuyết, ngoài việc biết cách chọn nấm ngon thì người mua cũng cần phải chọn cửa hàng uy tín, đảm bảo để mua. Không nên mua của những nơi không có thông tin cụ thể về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Tránh việc mua phải hàng kém chất lượng vừa mất tiền lại vừa tổn hại tới sức khoẻ

Xem thêm: Hà Nội: Tràn lan nấm chất lượng không đảm bảo

5. Bảo quản nấm bạch tuyết thế nào cho tốt?

Nấm bạch tuyết chứa một hàm lượng protein và axitamin rất tốt. Tuy nhiên, nếu không biết bảo quản nấm đúng cách thì các dưỡng chất có trong nấm sẽ bị mất đi, thậm chí là có thể chuyển hóa thành những chất độc hại cho cơ thể.

Sau đây là một vài cách bảo quản nấm bạch tuyết đơn giản mà hữu dụng với mọi gia đình.

Với nấm bạch tuyết  tươi

Sau khi thu hoạch, cần bọc kín nấm bằng giấy bọc thực phẩm và để vào ngăn mát tủ lạnh. Cách này có thể giữ nấm được từ 3- 5 ngày.

Khi mua nấm bạch tuyết về mà chưa sử dụng ngay thì nên ngâm vào nước muối loãng. Nước muối giúp khử trùng, giữ ẩm và giữ lại những khoáng chất có lợi trong nấm bạch tuyết.

Nấm bạch tuyết tươi có thể để được bên ngoài nhiệt độ bình thường tại những nơi thoáng mát. Đặc biệt lưu ý, khi để ngoài thì không được bọc nấm trong túi ni lông và thời gian bảo quản bên ngoài sẽ ngắn hơn khi để trong tủ lạnh. Với cách này, nấm bạch tuyết tươi có thể giữ được khoảng 8 – 12 giờ.

Để nấm đạt được chất lượng dinh dưỡng tốt nhất thì chúng ta nên sử dụng nấm ngay sau khi vừa mua về .

Với nấm bạch tuyết khô

Nấm bạch tuyết khô có thể để lâu và dễ bảo quản hơn so với khi còn tươi. Có thể cho nấm vào túi ni lông và treo ở nơi thoáng mát. Trước khi ăn thì ngâm nấm trong nước sôi để nấm nở mềm ra rồi mới tiến hành sơ chế như bình thường.

Bảo quản nấm bạch tuyết đúng cách để nấm được ngon mà vẫn giữ được đầy đủ các chất dinh dưỡng

Bảo quản nấm bạch tuyết đúng cách để nấm được ngon mà vẫn giữ được đầy đủ các chất dinh dưỡng

6. Cách trồng nấm bạch tuyết

Nấm bạch tuyết là loại nấm khá dễ trồng và phát triển rất nhanh chóng, hoàn toàn phù hợp khi muốn nuôi trồng nấm tại nhà.

Điều kiện để trồng nấm bạch tuyết

Nấm bạch tuyết phát triển tốt nhất vào thời gian mùa đông, đặc biệt là trong khoảng từ tháng 12 đến tháng 3 dương lịch hàng năm. Nhiệt độ trong khoảng thời gian này luôn duy trì ở mức từ 12-16 độ C. Vì thế, đây là nhiệt độ lý tưởng để nấm bạch tuyết có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

 

Mô hình nuôi trồng nấm bạch tuyết

Mô hình nuôi trồng nấm bạch tuyết

Hiện nay, do công nghệ vô cùng phát triển, người ta có thể trồng nấm bạch tuyết quanh năm trong nhà lạnh công nghiệp. Tuy nhiên, khi trồng trong nhà lạnh thì yêu cầu về không gian cũng khá quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nấm.

Yêu cầu khi nuôi trồng nấm bạch tuyết

Yêu cầu đầu tiên của phòng cấy nấm bạch tuyết là phải sạch sẽ, thoáng mát. Trước khi cấy phải thanh trùng phòng bằng các loại chất khử và quy trình theo yêu cầu.

Còn đối với phòng nuôi nấm, yêu cầu cũng phải thoáng và sạch. Đặc biệt cần bố trí không gian phù hợp như lối đi ở giữa cần vừa đủ để có thể đi lại dễ dàng khi chăm sóc hay vận chuyển. Giàn giá bố trí gọn gàng, nên làm giàn nhiều tầng để tăng diện tích sử dụng và tăng năng suất. Khoảng cách giữa các tầng của một giá tối thiểu là 50 – 60cm.

Quy trình trồng nấm bạch tuyết

Cách xử lý nguyên liệu để nuôi trồng
Xử lý nguyên liệu mùn cưa và bông hạt

Nguyên liệu để nuôi trồng nấm bạch tuyết rất dễ kiếm vì nó đều là các chất thải từ nông nghiệp như mùn cưa, rơm rạ, bông phế loại,…

Mùn cưa mang đổ ra nền đất sạch sau đó tưới đều nước vôi trong lên bằng bình ô doa. Khi tưới cần chú ý đảo mùn cưa cho thấm đều. Tỉ lệ trộn tiêu chuẩn cho bịch trồng nấm là 1kg mùn cưa trộn cùng 1.2 lít nước vôi trong. Khi đã tưới đủ thì đảo cho đều thêm vài lần nữa mới đem ủ thành đống. Có thể che đậy bằng túi ni lông để mùn cưa không bị bay hơi nước nhiều trong quá trình ủ. Đồng thời quá trình này cũng giúp trương nở tế bào gỗ. Thời gian ủ tốt nhất là khoảng từ 2 – 4 ngày.

Cách xử lý bông hạt nhanh đó là ngâm nó với nước vôi trong rồi vắt nhẹ để bớt nước. Sau đó đem ủ thành đống và che phủ bằng túi ni lông hoặc bao tải dứa trong khoảng 24 – 36 giờ. Đặc biệt chú ý khi ủ bông hạt, đó là cần ủ trên kệ, có lỗ thông thoáng để nước từ bông chảy ra không bị đọng lại.

Trộn nguyên liệu

Trước khi trộn các nguyên liệu với nhau cần phải kiểm tra kĩ độ ẩm của cả hai. Kiểm tra bằng cách nắm thử một nắm nguyên liệu, không thấy nó bị vỡ ra hay rỉ nước ra tay là đạt yêu cầu. Nếu ủ quá khô thì cần cho thêm nước ở mức vừa đủ và ủ thêm 1 ngày nữa. Còn nếu nguyên liệu ướt quá thì cần trải ra để nó bay bớt hơi nước và khô lại.

Công thức trộn tiêu chuẩn là:

45% bông + 40% mùn cưa + 10% cám gạo + 3% cám ngô + 1% đường.

Cần trộn nhẹ cám gạo và cám ngô với nhau trước, sau đó mới rắc đều lên mùn cưa và bông. Nên dùng xẻng để đảo trộn cho đều và nhanh.

Cho nguyên liệu vào các túi ni lông chịu nhiệt cổ nhựa, có chun cao su và nắp đậy. Kích thước túi vào khoảng 19x38cm, mỗi túi có khối lượng là 0.8kg. Phải đem nguyên liệu để khử trùng bằng lò thủ công trong khoảng 10 – 12 giờ.

Dụng cụ nuôi cấy nấm bạch tuyết

Cần hộp cấy bằng gỗ, khay cấy, que cấy. Đồng thời chuẩn bị thêm cồn, đèn cồn, bông thấm cồn để vệ sinh.

Giống cấy cần khoảng 35-40 bịch. Lưu ý khi mua giống cấy là nấm bạch tuyết phải có màu đồng nhất, không bị mốc, bị chua. Ngoài ra cũng không chọn giống quá già hay quá non và phải có sợi mượt.

Quá trình nuôi cấy

Sau khi cấy giống thì chuyển bịch vào phòng nuôi để ươm sợi. Trong thời gian nuôi sợi, tuyệt đối không được tưới nước. Bên cạnh đó, cần hạn chế vận chuyển bịch nhiều lần. Thời gian nuôi vào khoảng từ 70 – 80 ngày.

 

Hình ảnh nấm bạch tuyết

Hình ảnh nấm bạch tuyết

Khi kết thúc quá trình nuôi sợi, phải tháo bỏ cổ nút và nút bông. Để kích thích nấm phát triển, phải dùng thìa nhỏ hoặc tay để cào đi lớp giống mỏng trên bề mặt. Khi cào xong thì buộc lại miệng túi thành hình chiếc nơm. Đặt các túi nấm đã xử lý lên giàn trong phòng nuôi khoảng 4 – 5 ngày. Sau khi sợi nấm đã phục hồi lại mới chuyển tiếp sang phòng chăm sóc.

Nhiệt độ phòng ra quả thể phải đảm bảo từ 13 – 16 độ C. Mầm quả nhỏ li ti sẽ bắt đầu xuất hiện sau 15 – 20 ngày chăm sóc. Lưu ý cần tưới phun sương xung quanh và nền đều đặn hàng ngày.

Thu hái nấm bạch tuyết

Thời điểm thu hái thích hợp nhất là khi mũ quả thể hơi phẳng và sáng màu. Sau khi thu hái xong cần loại bỏ bịch hỏng và không đạt tiêu chuẩn. Trong 3 – 4 ngày đầu sau khi hái vẫn phải giữ nguyên độ ẩm trong khoảng 85 – 95%. Đến ngày thứ 5 mới bắt đầu tưới phun sương trực tiếp vào túi.

Thông thường, cứ cách tầm 20 ngày lại ra một đợt nấm mới. Mỗi túi nấm bạch tuyết có thể thu hái 2 lần. Năng suất mỗi đợt thu là cứ 100kg nguyên liệu khô có thể thu từ 30 – 35kg nấm bạch tuyết tươi.

7. Một số món ăn đơn giản, ngon miệng từ nấm bạch tuyết

Món chạo nấm bạch tuyết nướng sả

Nguyên liệu cần có:

  • 100g thịt băm.
  • 100g cá thái lát.
  • 200g giò sống.
  • 4 cây sả.
  • Các loại gia vị bao gồm: hạt nêm, nước mắm, tỏi băm, tiêu, ớt bột, dầu ăn.

Cách chế biến:

  • Đầu tiên, cần đem nấm bạch tuyết sơ chế và rửa sạch rồi để cho ráo nước.
  • Thái khúc vừa ăn một phần nấm vừa rửa. Cho chút dầu vào chảo nóng rồi thả nấm vào đảo qua.
  • Phần nấm còn lại đem thái nhỏ để trộn cùng giò sống, thịt băm và cá thái lát. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi trộn đều.
  • Chia hỗn hợp đã trộn bên trên thành 4 phần rồi viên lại thành từng viên tròn.
  • Cây sả bóc lớp vỏ ngoài, rửa sạch và thái khúc khoảng 15cm. Vót xéo một bên của đầy cây sả rồi dung chúng như chiếc que để xiên qua 4 viên tròn bên trên. Hoặc có thể lấy phần hỗn hợp thịt cá trên trên và bọc lại thành từng viên tròn trên một đầu cây sả.
  • Cho các viên này vào chảo rán cho chín và vàng đều
  • Xếp viên ra đĩa cùng với nấm bạch tuyết đã xào. Có thể dùng thêm với nước tương hoặc tương ớt tuỳ vào sở thích ăn uống của mỗi người.
Chế biến chạo nấm bạch tuyết nướng sả vô cùng ngon miệng

Chế biến chạo nấm bạch tuyết nướng sả vô cùng ngon miệng

Món nấm bạch tuyết xào thịt bò

Nguyên liệu cần có:

  • 2 bịch nấm bạch tuyết.
  • 150g thịt bò.
  • 20 lá lốt.
  • Tỏi bằm và các gia vị khác.

Cách chế biến:

  • Nấm bạch tuyết đem về loại bỏ phần gốc và phần bị hỏng rồi rửa sạch, sau đó ngâm thêm một lần với nước muối loãng. Nấm sau khi được ngâm sẽ mang đi cắt theo độ dài vừa ăn.
  • Thịt bò sau khi rửa sạch thì thái thành lát mỏng. Ướp thịt cùng chút đường, nước tương, bột nêm, dầu ăn, dầu mè. Lượng gia vị cho phải vừa đủ để không bị mặn quá hay nhạt quá.
  • Lá lốt đem rửa sạch, để cho ráo nước rồi cắt thành sợi nhỏ.
  • Cho tỏi băm vào chảo dầu đảo cho thơm rồi cho thịt bò đã ướp bên trên vào xào. Khi thịt bò xào đã săn lại thì bỏ nấm vào xào chung. Nên xào lửa lớn để thịt nhanh chín và không bị dai. Nêm nếm thêm gia vị nếu cần thiết. Khi thịt và nấm gần chín thì cho lá lốt vào đảo cùng, đợi một chút rồi tắt bếp.
  • Bày ra đĩa và thưởng thức cùng cơm nóng và các món ăn khác.
Cách chế biến nấm bạch tuyết và những lưu ý khi sử dụng nấm

Cách chế biến nấm bạch tuyết và những lưu ý khi sử dụng nấm.

Đặc biệt không làm những điều sau khi chế biến nấm bạch tuyết:

  • Nấm bạch tuyết phát triển trong môi trường sạch sẽ, quy trình nghiêm ngặt. Vì thế, không rửa nấm quá kĩ trong lúc chế biến. Nếu làm như vậy sẽ làm nấm ngấm nước, bị nhạt và mất đi giá trị dinh dưỡng của mình.
  • Nấm bạch tuyết rất nhanh chín vì thế không xào nấu dưới lửa nhỏ. Khi dùng lửa nhỏ sẽ làm nấm bị chảy nước, món ăn mất đi mùi vị, thẩm mỹ.
  • Hoạt chất trong nấm khi tác dụng với các loại xoong, nồi nhôm sẽ làm nấm bị ngả màu thâm đen. Tốt nhất vẫn nên sử dụng các loại nồi, chảo sứ hoặc những vật dụng không phải là nhôm để chế biến.
  • “Ăn chín uống sôi” là điều cần thiết khi sử dụng và chế biến món ăn. Do đó, khi chế biến nấm bạch tuyết cũng cần lưu ý, phải đun nấm cho chín hoàn toàn. Có như vậy mới đảm bảo vệ sinh và không sợ bị ảnh hưởng tới sức khoẻ của người sử dụng

Trên đây là những thông tin cơ bản về nấm bạch tuyết. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc và gia đình.

Xem thêm bài viết tương tự:

công dụng của nấm lim xanh có tác dụng chữa bệnh gì

5/5
Bác sĩ Võ Sơn Nhân Tháng Mười Hai 22nd, 2023
Về tác dụng của nấm lim xanh rừng với cách dùng nấm lim xanh hiệu quả !
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
error: Content is protected !!
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button