Nấm đông trùng hạ thảo tác dụng của nấm đông trùng cách dùng cho bệnh

Nấm đông trùng hạ thảo thường mọc ở đâu? Hình ảnh cây nấm đông trùng hạ thảo tự nhiên tươi khô. Tác dụng của nấm đông trùng hạ thảo trị bệnh gì? Cách dùng và cách sử dụng nấm đông trùng hạ thảo cho bệnh. Cách sơ chế, chế biến và công dụng của rượi nấm đông trùng hạ thảo. Nấm đông trùng hạ thảo có tốt không? Giá các loại nấm đông trùng hạ thảo bao nhiêu tiền 1kg và mua nấm đông trùng ở đâu? Cách nhận biết nấm đông trùng hạ thảo thật giả.

Nấm đông trùng hạ thảo

Nấm đông trùng hạ thảo là gì? Cây nấm đông trùng hạ thảo có nhiều tên gọi khác nhau như trùng thảo, đông trùng. Nấm đông trùng hạ thảo có tên tiếng Anh là Cordyceps Sinensis (Berk) Sacc, họ Nhục toà khuẩn (Hypocreaceae). Đây là dạng ký sinh của loài nấm Ophio Cordyceps Sinensis, nằm trong nhóm nấm Ascomycetes. Loại nấm này có ở ấu trùng của một vài loài bướm thuộc chi Thitarodes Viette. Nấm đông trùng được coi là “con lai” giữa động vật và thực vật. Đặc điểm sinh trưởng của loại nấm này như sau:

  • Bướm đẻ trứng, phát triển thành ấu trùng.
  • Ấu trùng phát triển thành sâu non, di chuyển vào lòng đất.
  • Các bào tử nấm Cordyceps phát tán trên mặt đất, cỏ cây, lòng đất.
  • Mùa đông, nấm Cordyceps sẽ tấn công, ký sinh ở cơ thể sâu non.
  • Các hệ sợi nấm phát triển nhờ hút dinh dưỡng từ sâu non/nhộng.
  • Sâu di chuyển gần mặt đất sẽ chết do bị hút hết dinh dưỡng.
  • Đến mùa hè, hệ sợi hình thành quả thể nấm.
  • Nấm phát triển và trồi lên mặt đất.

Nấm trùng thảo vừa là động vật vừa là thực vật. Kết hợp từ nấm Cordyceps, sâu non nên có thể gọi đông trùng là cây hoặc con. Hình ảnh nấm đông trùng hạ thảo tự nhiên vô cùng hiếm gặp. Thế giới có trên 507 loài đông trùng, nhưng chỉ có loài Cordyceps Sinensis được sử dụng phổ biến.

Nấm đông trùng hạ thảo là gì và cây nấm đông trùng tự nhiên tươi khô

Nấm đông trùng hạ thảo là gì và cây nấm đông trùng tự nhiên tươi khô

Nấm đông trùng hạ thảo thường mọc ở đâu?

Nấm đông trùng hạ thảo thường mọc ở đâu trong tự nhiên? Dù đã nghe nói nhiều về loại nấm này nhưng rất ít người biết về nguồn gốc của đông trùng. Có thể tìm hiểu về vị trí mọc, nơi phân bố của đông trùng hạ thảo như sau:

  • Nguồn gốc: bắt nguồn từ vùng cao nguyên Tây Tạng, Thanh Tạng (Trung Quốc).
  • Về sau nấm được tìm thấy ở cả Cam Túc, Vân Nam, Tứ Xuyên thuộc Trung Quốc.
  • Đông trùng hạ thảo phát triển mạnh ở vùng dãy núi Himalaya.
  • Ngày nay, nấm phân bố ở ở Bắc/Nam Mỹ, Châu Âu, Châu Á.
  • Nấm đông trùng chỉ sinh trưởng trên vùng núi cao từ 4.000 mét.
  • Người ta thường thu hoạch nấm vào mùa hè (tháng 3 đến tháng 7).
  • Mỗi năm chỉ khai thác được khoảng 60kg nấm đông trùng (ở Tây Tạng).

Nấm đông trùng tự nhiên thường mọc ở những khu vực trên. Hiện nay, loại nấm này đã được nghiên cứu, thí nghiệm và nuôi cấy ở nhiều nước; điển hình nhất là Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc và mới đây có cả Việt Nam. Đây là biện pháp để có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân trong đời sống. Nuôi cấy đông trùng ngày nay đã ở quy mô công nghiệp. Hiện nấm đóng gói dạng thực phẩm, thực phẩm chức năng ở thị trường đều là từ nuôi cấy. Trên thực tế, đông trùng hạ thảo tự nhiên so với loại nuôi trồng có mùi vị giống nhau. Nhiều xét nghiệm cũng kết luận các hoạt chất của 2 loại này không chênh lệch nhiều.

Nấm đông trùng hạ thảo thường mọc ở đâu và nơi phân bố nấm đông trùng

Nấm đông trùng hạ thảo thường mọc ở đâu và nơi phân bố nấm đông trùng


Hình ảnh nấm đông trùng hạ thảo

Hình ảnh nấm đông trùng hạ thảo như thế nào? Do có sự kết hợp giữa động và thực vật nên hình thức của nấm đông trùng rất khác biệt. Nhờ vào đặc điểm này mà đông trùng lẫn khó lẫn với các loài khác. Hình dạng của nấm đông trùng hạ thảo như sau:

Phần sâu non (xác ấu trùng):

  • Đầu sâu (mắt) có chất sừng màu nâu đỏ, dẹt.
  • Sâu non giống con tằm, dài 3-5cm, đường kính từ 0,3-0,8cm.
  • Thân có 20-30 vân ngang, ở gần đầu vòng vân thường nhỏ hơn.
  • Bên ngoài sâu màu nâu vàng hoặc vàng sẫm, vàng kim.
  • Phần phía trong sâu non màu trắng vàng, ruột đầy, hơi rắn, dễ gãy.
  • Sâu non gồm 8-9 cặp chân, 4 đôi ở giữa rõ nhìn nhất.

Phần thân thảo (quả thể):

  • Ký sinh và dính liền trên đầu sâu non.
  • Hơi phình to phần đầu, phía trên cùng thon nhọn.
  • Hơi dẻo và dai, sần sùi, rất khó bẻ khi sấy khô.
  • Bẻ đôi thấy có điểm màu nâu đậm/đen ở giữa là hệ tiêu hoá.
  • Dài hơn sâu non một chút (chừng 4-11cm), hình chiếc gậy thẳng/cong.
  • Thân thảo có màu đen hoặc ngả tím sẫm, gần gốc hơi ngả vàng.
  • Bên trong ruột rỗng, màu trắng ngà.
  • Vỏ ngoài xù xì, các hạt li ti bên trong chứa nang bào tử.

Hình dáng nấm đông trùng tự nhiên có thể thay đổi, có khi là 2-3 con sâu non. Hiện nay, nấm đông trùng hạ thảo ở Nepal và các nước đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt. Lý do là từ hoạt động săn lùng, khai thác nấm không đúng cách.

Hình ảnh nấm đông trùng hạ thảo rừng tự nhiên như thế nào?

Hình ảnh nấm đông trùng hạ thảo rừng tự nhiên như thế nào?

Tác dụng của nấm đông trùng hạ thảo

Tác dụng của nấm đông trùng hạ thảo đối với con người như thế nào? TS. Phạm Văn Nhạ (Trung tâm Đấu tranh sinh học) đã thông tin về lợi ích của nấm đông trùng. Theo ông, sự kết hợp kỳ diệu giữa động, thực vật giúp đông trùng sở hữu hàng trăm dưỡng chất. Những giá trị thành phần dinh dưỡng của nấm đông trùng hạ thảo vô cùng tốt cho sức khỏe. Trong nấm chứa 17 loại Acid Amin, Vitamin A, B, D, E, K, khoáng chất Fe, Mn, Cu, Zn, Ca; các dược chất như Adenosine, D-mannitol, Cordycepin, Selen, hoạt chất HEAA (Hydroxy-Etyl-Adenosin- Analogs),… Các thành phần hợp chất trong nấm đông trùng có tác dụng:

  • Công dụng giúp phục hồi, bồi bổ sức khoẻ.
  • Hỗ trợ tăng cường trao đổi chất, chống suy nhược.
  • Giảm triệu chứng mệt mỏi cho người gầy yếu, thiếu ngủ.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, ngừa tác nhân gây bệnh.
  • Tác dụng làm giảm lượng Cholesterol trong máu.
  • Nấm đông trùng giúp phòng ngừa và chống béo phì rất tốt.
  • Cải thiện ham muốn tình dục cho cả nữ giới và nam giới.
  • Công dụng điều hoà nội tiết tố, cải thiện chứng lạnh tử cung.
  • Điều tiết, cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể.
  • Tăng cường Oxy cho phổi, giãn nở mạch máu và cơ tim.
  • Hỗ trợ tăng cường chức năng gan.

Công dụng của nấm đông trùng còn chống lão hoá, làm đẹp da, cân bằng nội tiết tố,… Ngoài ra, loại nấm này có tác động làm chậm quá trình tiền mãn kinh ở phụ nữ hiệu quả.

Tác dụng của nấm đông trùng hạ thảo với công dụng và lợi ích nấm đông trùng

Tác dụng của nấm đông trùng hạ thảo với công dụng và lợi ích nấm đông trùng

Tác dụng đông trùng hạ thảo nuôi cấy so với tự nhiên như thế nào?

Nấm đông trùng hạ thảo trị bệnh gì?

Nấm đông trùng hạ thảo trị bệnh gì là câu hỏi lớn được đặt ra bởi nhiều người. Nấm đông trùng đã được mệnh danh là “vàng mềm” của xứ Tây Tạng. Sự quý hiếm cùng tác dụng cho bệnh là lý do khiến “biệt dược tiền tỉ” được săn đón. Cụ thể công dụng của nấm đông trùng hạ thảo trong trị bệnh như sau:

  • Hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư, phòng ngừa di căn.
  • Tác dụng làm giảm kích thước khối u đáng kể khi xạ trị.
  • Nấm đông trùng trị bệnh mỡ máu, bảo vệ hệ thần kinh, tim mạch.
  • Hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh suy tim.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
  • Kích thích hồi phục chức năng của thận.
  • Khắc phục bệnh suy thận mãn tính hoặc tổn thương thận.
  • Trị bệnh lý hệ hô hấp: hen suyễn, viêm phế quản, tắc nghẽn phổi,…
  • Ổn định nhịp tim, phòng nhồi máu cơ tim.
  • Điều trị các bệnh về gan: giải độc gan, chống viêm gan,…
  • Bổ thận tráng dương, trị bệnh yếu sinh lý, vô sinh.

Nấm đông trùng cho bệnh nan y, mãn tính rất hiệu quả. Hầu hết các bộ phận từ đông trùng đều được sử dụng để làm dược liệu. Tại Việt Nam, đông trùng của Tây Tạng lần đầu xuất hiện trong cuốn “Bản thảo cương mục” (năm 1575); được xếp ngang hàng với nhân sâm về tác dụng điều trị bệnh toàn diện nhất.

Nấm đông trùng hạ thảo trị bệnh gì từ giá trị thành phần dinh dưỡng của nấm

Nấm đông trùng hạ thảo trị bệnh gì từ giá trị thành phần dinh dưỡng của nấm

Cách dùng nấm đông trùng hạ thảo

Cách dùng nấm đông trùng hạ thảo để điều trị bệnh ra sao? Hiện nay có nhiều cách làm nấm đông trùng hiệu quả tuỳ theo thể trạng, sở thích. Có thể tham khảo một số phương pháp như sau:

Cách sử dụng nấm đông trùng theo dạng nguyên con:

  • Dùng 5g nấm, 5g nhân sâm, pha trà trong 10 phút để uống.
  • Cách nấu nấm đông trùng: nấu cháo, nấu canh, hầm với thịt,…

Phương pháp sử dụng nấm đông trùng hạ thảo theo dạng viên nang, viên nhộng:

  • Có thể uống trước hoặc sau khi ăn.
  • Dùng mỗi ngày 1-2 lần, mỗi lần chỉ sử dụng 1 viên.

Cách thức dùng nấm đông trùng theo dạng nước (đóng gói, đóng chai):

  • Người lớn nên dùng 1-2 lần, mỗi lần 1 gói.
  • Thanh thiếu niên chỉ sử dụng với liều lượng bằng ½ người lớn.

Lưu ý đối tượng không nên dùng nấm đông trùng hạ thảo:

  • Bà bầu, người đang cho con bú.
  • Đối tượng vừa hoặc chuẩn bị phẫu thuật.
  • Người bị chứng rối loạn đông máu.
  • Bị bệnh Lupus ban đỏ, viêm khớp, đa xơ cứng,…

Chú ý khi dùng nấm đông trùng:

  • Cách chế biến nấm đông trùng an toàn: dùng nồi đất, sứ.
  • Kiêng đồ cay nóng, không nấu lâu trên lửa lớn,…

Cách chế biến nấm đông trùng hạ thảo khá đa dạng, phong phú. Các món ăn từ nấm đông trùng hạ thảo rất hấp dẫn như: nấu canh với táo đỏ, gà ác; hay nấu cháo cùng kỳ dược, hầm sườn heo, ba ba, thịt dê,… vô cùng thơm ngon bổ dưỡng.

Cách dùng với sơ chế và chế biến nấm đông trùng hạ thảo cho bệnh

Cách dùng với sơ chế và chế biến nấm đông trùng hạ thảo cho bệnh


Cách sử dụng nấm đông trùng hạ thảo cho bệnh

Cách sử dụng nấm đông trùng hạ thảo cho bệnh hiệu quả như thế nào? Các sản phẩm nấm đông trùng chính hãng thường đã được làm sạch. Do đó, người dùng không cần thực hiện các cách sơ chế nấm đông trùng hạ thảo nữa. Chỉ cần áp dụng theo các bước chế biến nấm như sau:

Bài trị yếu dương:

  • Dùng 6g nấm đông trùng đem tán mịn.
  • 12g ba kích, 12g hà thủ ô, 8g dâm dương cho sắc nước.
  • Trộn bột nấm với 300ml nước sắc, uống thành 2-3 lần/ngày.

Bài ấm đông trùng trị ho, viêm phế quản:

  • Lấy 6g đông trùng tán mịn.
  • Sắc 6g khoản đông hoa, 8g tang bạch bì, 3g cam thảo, tiểu hồi.
  • Trộn bột nấm vào 200ml nước đã sắc, uống 3 lần trong ngày.

Bài trị máu nhiễm mỡ, suy nhược từ nấm đông trùng hạ thảo:

  • Lấy 20g hoàng kỳ sắc với nước, dùng nước để nấu cháo.
  • Nấu với 3g đông trùng, 20g sơn dược, 100g gạo nếp.
  • Ăn vào buổi sáng.

Bài nấm đông trùng giúp tăng gân cốt, làm đẹp:

  • 1 con gà ác làm sạch đem ướp gia vị.
  • Nấu cùng 5g đông trùng, 100g bồ đào, 30g táo đỏ, 4 lát gừng.
  • Đun đến khi gà chín, ăn khi còn nóng.

Cách dùng nấm đông trùng hạ thảo trị bệnh nên thực hiện đúng liều lượng, thời điểm. Tuỳ tình trạng sức khoẻ có thể thay đổi các phương thức dùng khác nhau.

Cách sử dụng và cách nấu nấm đông trùng hạ thảo cho bệnh ra sao?

Cách sử dụng và cách nấu nấm đông trùng hạ thảo cho bệnh ra sao?

Rượi nấm đông trùng hạ thảo

Rượi nấm đông trùng hạ thảo là một cách dùng rất phổ biến. Phương pháp này được nhiều người lựa chọn sử dụng, đặc biệt là cánh mày râu. Lý do bởi rượi nấm đông trùng dễ uống, không gây đau đầu và rất tốt cho sức khoẻ.

Tác dụng của rượi nấm đông trùng hạ thảo:

  • Tăng cường đề kháng, bảo vệ sức khoẻ.
  • Cải thiện tuần hoàn máu, điều hoà huyết áp.
  • Kháng viêm, tiêu viêm, ức chế sinh vật có hại.
  • Kích thích hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả.
  • Tăng cảm giác ngon miệng, dễ ngủ.
  • Hỗ trợ trị chứng đau mỏi đầu gối, đau thắt lưng.
  • Làm đẹp da, tái tạo tế bào chết.
  • Ngăn ngừa quá trình lão hoá.
    Trị liệt dương, suy thận, bảo vệ chức năng của thận.

Cách ngâm rượi nấm đông trùng hạ thảo:

  • Dùng 100g đông trùng tươi, 1,5-2 lít rượi trắng (35-40 độ), bình thuỷ tinh.
  • Có thể kết hợp ngâm cùng lạc tiên, nhân sâm, nhung hươu, linh chi,…
  • Lưu ý: đông trùng tươi ngâm rượi có tác dụng tốt hơn loại khô.
  • Cho nguyên liệu vào bình rồi đổ rượi vào.
  • Ngâm rượi khoảng 30-40 ngày là có thể sử dụng.
  • Rượi nấm đông trùng hạ thảo ngâm càng lâu sẽ càng ngon.
  • Mỗi ngày chỉ uống 1 chén khoảng 10ml, không lạm dụng.
  • Bảo quản bình rượi ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Rượi nấm đông trùng đem lại nhiều tác dụng bất ngờ nếu biết sử dụng đúng cách. Tốt nhất nên uống nấm đông trùng ngâm rượi trước khi ngủ và không uống khi đói.

Rượi nấm đông trùng hạ thảo với tác dụng cách dùng của rượi nấm đông trùng

Rượi nấm đông trùng hạ thảo với tác dụng cách dùng của rượi nấm đông trùng


Nấm đông trùng hạ thảo có tốt không?

Nấm đông trùng hạ thảo có tốt không là thắc mắc nhiều người trước khi có nhu cầu sử dụng. Nấm đông trùng thường được dùng để làm dược liệu nên rất tốt cho sức khoẻ. Dù vậy vẫn có nhiều thắc mắc không biết nấm đông trùng hạ thảo có độc không. Hiện nay chưa có bằng chứng khoa học nào nghiên cứu, khẳng định nấm đông trùng có độc. Do đó mọi người có thể an tâm sử dụng sản phẩm này.

Tuy không có độc tính nhưng nấm đông trùng có tính ấm. Nếu sử dụng sai liều lượng hoặc dùng nấm giả dễ gây tác hại của nấm đông trùng hạ thảo:

  • Bị nổi mụn, nóng trong người.
  • Bị chóng mặt, thiếu máu do lạm dụng nấm đông trùng hạ thảo.
  • Làm rối loạn nhịp thở hay nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Dị ứng da, nổi mề đay vì sử dụng quá nhiều rượi nấm đông trùng.

Nấm đông trùng rất tốt cho cơ thể nếu người sử dụng biết dùng đúng lúc, đúng liều lượng. Tuyệt đối không vì công dụng mà vội vàng, lạm dụng nấm đông trùng hạ thảo. Ngoài ra, cần lưu ý những người trên 18 tuổi mới có thể sử dụng nấm đông trùng ngâm rượi. Nếu bị mắc bệnh tiểu đường, ung thư, cao huyết áp thì tránh uống rượi ngâm nấm đông trùng.

Nấm đông trùng hạ thảo có tốt không và tác hại của nấm đông trùng

Nấm đông trùng hạ thảo có tốt không và tác hại của nấm đông trùng

Giá nấm đông trùng hạ thảo bao nhiêu tiền 1kg?

Giá nấm đông trùng hạ thảo bao nhiêu tiền 1kg? Theo nguồn gốc, các loại nấm đông trùng hạ thảo gồm có: tự nhiên và nuôi trồng. Xét về chủng loại sản phẩm lại có: dạng nguyên con tươi/khô, bột, nước uống, viên. Do đó, tuỳ từng chủng loại mà nấm đông trùng hạ thảo sẽ có mức giá khác nhau:

  • Nấm đông trùng hạ thảo Tây Tạng tươi, nguyên con giá 2 tỷ đồng/kg.
  • Nấm đông trùng Tây Tạng loại khô nguyên con giá 1,2-2 tỷ đồng/1kg.
  • Giá mua nấm đông trùng hạ thảo tự nhiên Nepal gần 3 tỷ đồng/1kg.
  • Giá bán nấm đông trùng hạ thảo nuôi trồng khoảng 50.000.000-120.000.000 đồng/1kg.
  • Có nơi trên thị trường Việt Nam rao bán nấm với giá 50.000.000-60.000.000 đồng/1kg.
  • Chế phẩm từ nấm đông trùng loại hộp (30 viên) giá 1.500.000-6.000.000 đồng/1kg.
  • Chế phẩm nấm đông trùng hạ thảo dạng nước (60 gói): 900.000-4.500.000 đồng/1kg.

Giá thành nấm đông trùng bao nhiêu tiền 1 cân đã được cung cấp. Trên thị trường hiện nay buôn bán chủ yếu là loại đông trùng hạ thảo nuôi trồng. Lý do bởi nấm đông trùng tự nhiên vô cùng hiếm. Trong đó, nấm đông trùng thuộc chủng tốt nhất; nuôi từ hợp chất sâu chít, sâu tằm đã đươc nuôi trồng với quy mô lớn. Dù mức giá nấm tự nhiên và nuôi trồng rất lớn; nhưng hàm lượng các hoạt chất của 2 loại này là tương đương nhau. Khách hàng có thể tìm mua nấm đông trùng hạ thảo nuôi trồng ở nơi uy tín để sử dụng.

Giá các loại nấm đông trùng hạ thảo bao nhiêu tiền 1kg chính hãng?

Giá các loại nấm đông trùng hạ thảo bao nhiêu tiền 1kg chính hãng?

Cách nhận biết nấm đông trùng hạ thảo thật giả

Cách nhận biết nấm đông trùng hạ thảo thật giả như thế nào? Do nấm đông trùng cực quý hiếm, giá thành lại rất cao nên tình trạng làm giả ngày càng nhiều. Hàng giả, hàng nhái thường làm từ thân củ địa tàm với thạc thảo, sau đó cắm cỏ vào. Ngoài ra, họ còn dùng bột ngô, bột mạch, con sâu chít, thạch cao,… khó nhận ra. Do đó, khách hàng cần nắm được những điều sau:

Phương pháp nhận biết nấm đông trùng hạ thảo thật:

  • Màu sắc phần sâu non màu vàng nâu đậm, vàng nhạt.
  • Mắt sâu non nâu đỏ đậm/nhạt, bóng đồng, dẹt, không lồi.
  • Phần thân thảo màu nâu đậm hơi đen, gần gốc ngả vàng.
  • Bẻ đôi phần sâu non có điểm giống chữ V ở giữa.
  • Kích thước không đều, có 8 cặp chân, đầu thân thảo nhọn.
  • Cầm nhẹ như củi khô (loại nhỏ 7 con/1g, loại to nhất 2 con/1g).
  • Mùi hơi tanh, hơi dai, thơm vị thịt gà.

Cách phân biệt nấm đông trùng hạ thảo giả:

  • Màu vàng hoặc nâu đậm toàn thân sâu non, không tự nhiên.
  • Mắt đông trùng giả nâu đỏ đều, bóng, lồi.
  • Bẻ phần thân không thấy vệt đen ở giữa, chỉ có màu trắng vàng.
  • Có thể phát hiện thanh kim loại nhỏ ở giữa.
  • Kích thước to đều, ít hơn 8 cặp chân, đầu thân thảo không nhọn.
  • Cầm lên thấy nặng, trọng lượng 1,5-3g/con.
  • Mùi nhạt, cứng hoặc rất dai và dính răng, không có hương vị.

Phương pháp phân biệt nấm đông trùng thật giả ở trên rất chi tiết. Khách hàng hãy chú ý các tiêu chí này để tránh “tiền mất tật mang”.

Cách nhận biết nấm đông trùng hạ thảo thật giả để đảm bảo an toàn

Cách nhận biết nấm đông trùng hạ thảo thật giả để đảm bảo an toàn

Mua nấm đông trùng hạ thảo ở đâu?

Mua nấm đông trùng hạ thảo ở đâu? Hiện trên thị trường có rất nhiều cơ sở rao bán đông trùng và sản phẩm chiết xuất. Tuy nhiên giá thành và mức độ đảm bảo chất lượng an toàn hay không rất khó nói. Tâm lý khách hàng lại vô cùng lo sợ sẽ mua phải nấm đông trùng giả, kém chất lượng. Do đó, mọi người cần phải chú ý tìm đúng nơi mua bán nấm đông trùng hạ thảo. Hãy bảo đảm một số yêu cầu khi mua hàng như sau:

  • Mua nấm ở đơn vị có sự minh mạch, công khai giá, nguồn gốc.
  • Cở sở phải được cấp giấy phép kinh doanh hợp pháp, có thương hiệu.
  • Mua nấm ở cơ sở Đông y (Sở Y tế cấp phép hoạt động).
  • Chỉ mua sản phẩm được cơ quan chức năng công nhận.
  • Kiểm ra rõ nguồn gốc xuất xứ và phiếu kiểm nghiệm sản phẩm.
  • Chọn sản phẩm đủ tem chống giả, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh.

Mua nấm đông trùng ở các đơn vị phân phối uy tín là điều cần thiết khi có nhu cầu. Tại đây, khách hàng sẽ được tư vấn chính xác về cách dùng nấm sao cho đúng.

Mua nấm đông trùng hạ thảo ở đâu chính hãng với giá cả hợp lý nhất?

Mua nấm đông trùng hạ thảo ở đâu chính hãng với giá cả hợp lý nhất?

 

Xem thêm bài viết tương tự:

công dụng của nấm lim xanh có tác dụng chữa bệnh gì

5/5
thanhhuyenmt.btv Tháng Mười Hai 22nd, 2023
Về tác dụng của nấm lim xanh rừng với cách dùng nấm lim xanh hiệu quả !
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
error: Content is protected !!
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button