Nấm Tán trắng là gì với tác dụng và tác hại của nấm độc tán trắng

Nấm tán trắng là gì? Đặc điểm của nấm tán trắng. Tác hại của nấm tán trắng và độc chất của nấm tán trắng. Hình ảnh của nấm tán trắng.

Tìm hiểu về nấm tán trắng

Nấm tán trắng là gì?

Nấm tán trắng là một loại nấm độc, có tên khoa học là Amanita Verna. Loại nấm này thường mọc thành từng cụm hoặc đơn lẻ trên mặt đất trong rừng. Cây nấm có ba bộ phận chính gồm mũ nấm, phiến nấm và phần cuống.

  • Mũ nấm tán trắng có màu trắng trong, bề mặt nhẵn bóng. Khi còn non, mũ nấm tròn như hình quả trứng, lúc trưởng thành thì lại phẳng và rộng khoảng 5 – 10cm. Khi già, phần mép nấm thường cụp xuống, khum lại và đính chặt vào phần cuống.
  • Phiến và cuống nấm có màu trắng, thường có một lớp màng mỏng bao quanh, ngay sát với mũ nấm. Chân cuống phình to dạng củ và có phần bao gốc hình đài hoa rất đẹp.
Hình ảnh nấm tán trắng

Hình ảnh nấm tán trắng

Nấm tán trắng có mùi thơm dịu nhẹ, hình dáng không quá đặc biệt nên dễ nhầm lẫn với các loại nấm ăn được. Tuy nhiên, trong nấm chứa thành phần độc tố cực kỳ cao, rất nguy hiểm cho sức khỏe người dùng. Ngay cả những người đã được đào tạo về nấm độc cũng có thể nhầm lẫn khi nhận diện chúng. Chính vì thế, các bạn không nên sử dụng nấm mọc hoang để tránh điều không may xảy ra.

Thông tin trích dẫn khoa học:

Tên gọi: Nấm tán trắng, nấm độc tán trắng.
Tiếng Anh: Amanita verna.
Tác dụng: Nấm độc, chết người.
Cách dùng: Chưa có thông tin.
Giá bán: Chưa có thông tin.
Tham khảo: Britannica, Speciesfungorum.

Xem thêm: Thông tin về nấm tán trắng còn gọi nấm độc tán trắng, tên khoa học là nấm Amanita verna tại Speciesfungorum và Britannica

Khu vực phân bố của nấm tán trắng

Nấm tán trắng phân bố ở nhiều nơi trên thế giới, như Canada, các quốc gia châu Âu, châu Mỹ,… Tại Việt Nam, nấm tán trắng được phát hiện mọc ở các tỉnh phía Bắc như: Hà Giang, Thái Nguyên,…

Loại nấm này thường sinh trưởng và phát triển vào mùa xuân, khi thời tiết ấm và ẩm. Chúng xuất hiện nhiều ở các rừng tre, trúc, vầu,… hay ở nơi có cây mọc thưa. Nấm tán trắng tự phát tán bào tử nên thường mọc lại ở những nơi năm trước từng xuất hiện. Chính vì vậy, người dân hay đi rừng có thể nhận biết và phát hiện được nơi nấm tán trắng mọc trong tự nhiên.

Xem thêm:

Nấm tán trắng gây nguy hiểm cho người dùng

Nhiều bệnh nhân kể rằng nấm tán trắng có mùi thơm dịu tự nhiên, hương vị thơm ngon nên khi ăn không nghi ngờ là nấm độc. Tuy nhiên nấm lại chứa rất nhiều độc tố, dù chỉ ăn một lượng nhỏ cũng có thể gây ngộ độc, nặng hơn là tử vong cho người dùng.

Thành phần độc tố trong nấm tán trắng

Theo các nhà khoa học, nấm tán trắng có chứa hàm lượng cao chất amanitin (hay còn gọi là amatoxin). Đây là hoạt chất có độc tính cao, gây ra các triệu chứng buồn nôn, đau bụng, suy gan, thận. Nếu không được sơ cứu và chữa trị kịp thời, người bệnh còn có thể bị hôn mê và dẫn đến tử vong. Đặc biệt là chất độc amanitin trong nấm tán trắng không bị mất đi khi đun sôi hay nấu ăn. Các phương pháp làm lạnh hay sấy khô cũng không có tác dụng gì đối với việc loại bỏ độc tố. Chúng tồn tại rất lâu và gây ra những nguy hiểm khôn lường cho người dùng.

Triệu chứng khi ngộ độc nấm tán trắng

Nấm tán trắng là một trong những loại nấm độc có nguy cơ gây tử vong cao nhất. Nếu vô tình ăn phải loại nấm này, người dùng sẽ có một số biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,… Bệnh nhân có thể nôn ra cả máu,toàn thân đau nhức từng cơn, nhiều lúc lại đau dữ dội. Thân nhiệt cơ thể bị giảm đột ngột, người bệnh đi ngoài ra máu, có mùi hôi tanh, tụt đường huyết, háo nước, người tái xanh, có khi nổi cả mẩn đỏ.

Ngộ độc nấm tán trắng có nhiều triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,…

Ngộ độc nấm tán trắng có nhiều triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,…

Nếu ăn phải nấm có chứa chất độc muscarin, người bệnh lập tức rơi vào trạng thái ngộ độc nặng. Triệu chứng xuất hiện sau khi ăn là rối loạn thần kinh, co giật, hôn mê và mê sảng. Khắp người bệnh nhân tím tái, thậm chí có thể tử vong trong vòng 2 – 3 giờ.

Hậu quả khi bị ngộ độc nấm tán trắng

Nấm tán trắng thường gây ngộ độc sau khoảng 6 – 24 giờ sử dụng. Chính vì vậy, khi phát hiện ra, chất độc có thể đã lan sâu vào cơ thể. Theo kết quả của một nghiên cứu trên trang Slate.com, 60% độc tố của nấm tán trắng đi vào gan làm tổn thương và hoại tử gan. Sau đó, chúng ngấm vào mật và tập trung ở túi mật. Khi ăn uống hàng ngày, các chất độc lại tiết từ mật vào ruột, tái hấp thụ trở lại gan, lặp lại chu kỳ ngộ độc.

Bên cạnh đó, 40% chất độc còn lại trong nấm sẽ đi tới thận. Chúng gây nên các triệu chứng vàng da, tiểu nhiều, tiểu ít, thậm chí là gây suy thận. Phụ nữ đang cho con bú nếu bị ngộ độc nấm cũng làm ảnh hưởng đến các bé. Độc tố từ sữa mẹ có thể khiến trẻ bị ngộ độc khi bú.

Đây chính là những hậu quả nghiêm trọng mà nấm tán trắng gây ra cho người dùng.

Xem thêm: Ngộ độc nấm tán trắng

Lưu ý phòng ngừa ngộ độc nấm tán trắng

  • Cách phòng tránh để không ăn phải nấm độc

Để phòng tránh tình trạng ngộ độc nấm xảy ra, chúng ta chỉ nên ăn các loại nấm quen thuộc, hay sử dụng hàng ngày. Không nên ăn nấm lạ, nấm mọc hoang dã, kể cả là những cây nấm có hình dạng giống nấm an toàn. Ngoài ra, không nên hái cây nấm khi vẫn còn non bởi khi ấy, nấm chưa phát triển đủ, không bộc lộ hết hình dáng nên rất khó để phân biệt.

  • Lưu ý khi dùng nấm ăn được để tránh ngộ độc

Đối với nấm tươi khi mới thu hái, nên chế biến ngay để giữ được đầy đủ chất dinh dưỡng vốn có trong nấm. Nấm để lâu đã bị dập nát hoặc có mùi không những không tốt mà còn có thể trở thành tác nhân gây bệnh và ngộ độc nấm. Nếu biết cách phòng ngừa, chúng ta sẽ không còn mắc phải những tình huống gây nguy hiểm cho sức khỏe nữa.

Phân biệt một số loại nấm độc

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng nấm độc luôn có màu sắc rực rỡ, rất dễ phân biệt với các loại nấm ăn được khác. Tuy nhiên, thực tế có vô số loại nấm màu sắc đơn giản nhưng chứa rất nhiều độc tố. Nếu không cẩn thận, chúng ta có thể sẽ ăn nhầm phải các loại nấm độc đó.

Các loại nấm độc

Các loại nấm độc


Một số dấu hiệu nhận biết nấm độc

Cục An toàn thực phẩm của Bộ Y tế đã đưa ra một vài dấu hiệu nhận biết nấm độc như sau:

  • Nấm độc thường có đầy đủ các phần mũ, phiến nấm, cuống nấm, vòng cuống và phần bao xung quanh gốc.
  • Những cây nấm có thân màu hồng nhạt, mũ nấm đỏ, có vẩy trắng, phần sợi phát ra ánh sáng trong đêm cũng có thể là nấm độc.
  • Thành phần độc tố nằm ở tất cả các bộ phận của cây nấm. Các chất độc thay đổi theo mùa, trong từng giai đoạn phát triển hay tùy vào điều kiện, môi trường,…

Tuy nhiên, trong tự nhiên cũng có rất nhiều loại nấm độc có hình dáng bên ngoài giống nấm ăn được, nên rất khó để phân biệt. Theo PGS.TS Hoàng Công Minh của trường Học viện Quân y, hiện nay ở Việt Nam có từ 50 – 100 loại nấm độc. Mức độ ngộ độc nấm tuy ít nhưng tỷ lệ tử vong lại cao hơn các loại khác rất nhiều.

Nấm độc trắng hình nón

Nấm độc trắng hình nón có tên tiếng Anh là Amanita Virosa. Loại nấm này có độc tính rất cao, nhìn bên ngoài khá giống nấm tán trắng. Nấm thường mọc thành từng cụm hoặc đơn lẻ trong rừng và một số nơi khác.

Mũ nấm có màu trắng, bề mặt nhẵn bóng. Khi còn non nó có hình tròn, sau khum thành hình nón, rộng khoảng 4 – 10cm. Thịt nấm xốp mềm nhưng có mùi rất khó chịu.

Nấm độc tán trắng hình trứng

Cuối xuân và đầu hè là thời gian lý tưởng để nấm độc tán trắng hình trứng phát triển. Loại nấm này có kích thước nhỏ, màu trắng. Mũ nấm giống hình quả trứng, cuống nhỏ, phía dưới phình to thành dạng củ. Thịt nấm cũng có màu trắng và có mùi hơi hắc.

Nấm ô tán trắng phiến xanh

Nấm ô tán trắng phiến xanh có tên tiếng Anh là Chlorophyllum Molybdites. Loại nấm này có độc tính thấp, chủ yếu chỉ gây rối loạn tiêu hóa. Nấm mọc thành từng cụm hoặc riêng lẻ quanh chuồng gia súc, gia cầm, bãi cỏ, ruộng ngô,…

Khi còn non, mũ nấm có hình bán cầu dài, màu vàng nhạt. Trên bề mặt mũ nấm có vô số vảy nhỏ màu nâu nhạt hoặc xám nhạt. Khi trưởng thành, mũ nấm xòe rộng thành hình ô hoặc trải phẳng, có màu trắng. Đường kính mũ nấm khá lớn, khoảng từ 5 – 15cm. Phiến nấm có màu trắng, gắn chặt vào cuống, khi già chuyển dần sang màu xanh nhạt hoặc xanh xám.

Cuống nấm ô tán trắng phiến xanh chuyển màu từ trắng đến nâu hoặc xám, đoạn sát với mũ có vòng nhỏ. Chân nấm dài từ 10 – 30cm, không phình dạng củ.

Phân biệt nấm độc và nấm an toàn không hề đơn giản

Trong thực tế, rất nhiều loại nấm độc có hình dáng và màu sắc giống với các loại nấm thông thường. Vì thế, rất khó để có thể nhận biết được đâu là các cây nấm có chứa độc tố. Nhiều người đã được tập huấn về nấm độc cũng vẫn thường xuyên nhầm lẫn khi phân biệt nấm.

Phân biệt nấm tán trắng và các loại nấm an toàn

Phân biệt nấm tán trắng và các loại nấm an toàn

Việc phân biệt nấm tán trắng với các loại nấm có màu trắng ăn được không hề đơn giản. Nếu chỉ phân biệt dựa vào các kinh nghiệm thông thường là vô cùng nguy hiểm. Tốt nhất, chúng ta không nên hái nấm hoang dại để ăn và tránh những loại nấm nhiều màu sắc.

Ở Việt Nam hiện cũng có vài chục loại nấm chứa độc tố mạnh. Chính vì vậy, chúng ta nên cẩn thận khi chọn mua nấm để bảo vệ bản thân và gia đình.

Phương pháp sơ cứu khi bị ngộ độc nấm tán trắng

Ngộ độc nấm gây ra rất nhiều biến chứng cho người dùng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Nếu không được cấp cứu kịp thời, tình trạng bệnh sẽ chuyển biến theo chiều hướng xấu và gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Ngộ độc nấm tán trắng vì thiếu hiểu biết về các loại nấm độc

Theo các nghiên cứu, tình trạng ngộ độc nấm tán trắng thường xảy ra ở các tỉnh miền núi, nơi có nhiều rừng và các loại cây mọc thưa. Đó là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc ít người, có dân trí thấp, đời sống khó khăn. Đa số bệnh nhân không được tuyên truyền và tiếp cận với các cảnh báo về nấm độc. Chính vì vậy, họ không có sự cảnh giác và dễ ăn phải các loại nấm có chứa độc tố cao. Nhiều gia đình ăn phải nấm tán trắng đã bị ngộ độc và tử vong cả nhà.

Hậu quả ngộ độc do nấm tán trắng để lại vô cùng nặng nề. Vì vậy, các cấp chính quyền cần tuyên truyền, phát cảnh báo tới tận người dân. Như vậy, dân chúng sẽ có thêm hiểu biết và nhận thức về nấm độc hơn.

Cách xử lý khi bị ngộ độc nấm tán trắng

Khi phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu ngộ độc nấm tán trắng, nên xác định khoảng thời gian ăn nấm. Nếu sớm hơn 6 tiếng, có thể đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để truyền dịch bù nước. Cần nhanh chóng tiến hành gây nôn bằng biện pháp cơ học. Nếu bệnh nhân trên 2 tuổi, còn tỉnh táo, cho uống nước để gây nôn.

Trong trường hợp bệnh nhân đã bị ngộ độc sau 6 tiếng ăn nấm, cần tiến hành sơ cứu cho họ. Nếu họ chưa hôn mê thì phải tiến hành gây nôn, cho uống than hoạt tính để hấp thụ độc tố. Nên sử dụng than hoạt tính theo cân nặng của người bệnh, cứ 1gr/kg. Ngoài ra, có thể sử dụng oresol để bù điện giải, bổ sung đủ nước cho người bệnh. Sau khi sơ cứu, nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. Nếu quá nguy hiểm, các bệnh nhân sẽ được chuyển lên các bệnh viện tuyến trên để điều trị.

Ngộ độc nấm tán trắng cần được sơ cứu khẩn cấp

Ngộ độc nấm tán trắng cần được sơ cứu khẩn cấp

Những người cùng ăn nấm cũng nên đi kiểm tra và xác định loại nấm đã dùng.

Trên đây là các thông tin về nấm độc tán trắng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được một phần về mức độ nguy hiểm của loại nấm này. Để tránh ngộ độc nấm xảy ra, các bạn không nên ăn các loại nấm lạ mọc hoang dại. Chỉ có như vậy mới bảo vệ được sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

Xem thêm bài viết tương tự:

công dụng của nấm lim xanh có tác dụng chữa bệnh gì

5/5
Bác sĩ Võ Sơn Nhân Tháng Mười Hai 25th, 2023
Về tác dụng của nấm lim xanh rừng với cách dùng nấm lim xanh hiệu quả !
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
error: Content is protected !!
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button